Khối u trong tim có thể là lành tính, đôi khi u tim có thể là ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác.
U trong tim là bệnh hiếm gặp. Khối u có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể gặp ở cơ tim, ở lớp nội tâm mạc (lớp màng bao bọc bên trong tim) hoặc lớp ngoại tâm mạc (lớp màng bao bọc bên ngoài tim).
U tim có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng. U trong tim có thể là u lành tính và ác tính. U tim đa số là lành tính (chiếm tỷ lệ trên 75%) và thường gặp nhất là u nhầy nhĩ trái. U ác tính nguyên phát ở tim rất hiếm, đôi khi u tim ác tính có thể xâm lấn và hủy hoại các mô tế bào gây ra các triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch khác; bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng rất xấu nếu phát hiện muộn.
U tim có thể mọc bất cứ nơi nào của tim, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng.
1. Khối u tim là gì?
U tim là khối tế bào bất thường hình thành ở trong tim, trong cơ tim hoặc bên ngoài thành tim có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trong số các u nguyên phát tại tim thì 80% là u lành tính.
Trong số các u lành tính thì u nhầy là thể thường gặp nhất chiếm trên 50%. Hầu hết các khối u tim là lành tính nhưng vẫn có thể gây ra vấn đề tùy theo kích thước và vị trí của chúng. Đôi khi, những mảnh nhỏ của khối u rơi vào máu và được vận chuyển tới các mạch máu xa, từ đó được dẫn tới các cơ quan quan trọng.
Các trường hợp u ác tính thường hiếm gặp hơn với dưới 10% các trường hợp u tim nguyên phát. U ác tính có thể nguyên phát tại tim cũng có thể do di căn từ ung thư cơ quan khác đến.
Các u tim lành tính gồm có: Myxoma (u nhầy), papillary fibroelastoma, Rabdomyoma, Fibroma (u xơ), lipoma (u mỡ), u nút nhĩ thất.
Các u tim ác tính gồm: Angiosarcoma, osteosarcoma, leiomyosarcoma, rhabdomyosarcoma, lymphoma, pericardial mesothelioma.
2. Nguyên nhân bệnh u tim
Nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các khối u tim lành tính cũng như khối u tim ác tính (nguyên phát tại tim) khá phức tạp và còn chưa được nghiên cứu nhiều vì tỉ lệ gặp khá thấp.
Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên cũng có thể có triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch.
3. Các triệu chứng của u tim
Đôi khi u tim không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Trong những trường hợp khác, chúng có thể có những triệu chứng tương tự như các bệnh tim mạch hay các khuyết tật trên tim như suy tim, loạn nhịp tim.
Sự hình thành các triệu chứng của bệnh u tim phụ thuộc vào: Vị trí hình thành khối u trong tim, kích thước khối u.
U tim thường có triệu chứng giống với các bệnh tim mạch khác gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng bệnh.
Trẻ đã bị ung thư thường bị nghi ngờ mắc bệnh u tim nhất là khi trẻ có những dấu hiệu như thở gấp, đau ngực, sưng mắt cá.
Các triệu chứng có thể gặp:
Tắc mạch: Có thể tắc mạch phổi, hoặc tắc mạch hệ thống. Triệu chứng do tắc nghẽn: Khối u tim gây cản trở sự tống máu, cản trở sự hoạt động của các van tim gây ra nhiều dấu hiệu của suy tim như: khó thở, khó thở khi gắng sức, phù, gan to… Khối u ác tính xâm lấn cơ tim, gây ra giảm chức năng thất trái, các rối loạn nhịp, block nhĩ thất, tràn dịch màng ngoài tim (có thể gây ép tim cấp hoặc không). Một số loại u có thể gây đột tử. 4. Đối tượng mắc bệnh u tim
Khối u ở tim là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Một số loại u người ta thấy tỉ lệ ở nữ cao hơn nam như u nhầy. U nhầy ở người trẻ có thể có yếu tố gia đình với sự tác động đa nhân tố.
Các khối u thứ phát do di căn có thể từ ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thực quản, tuyến giáp, biểu mô thận, lơ-xê-mi… thì có thể có các yếu tố nguy cơ chung như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, phơi nhiễm với các tia xạ…
5. Khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
iêu âm tim có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u.
6. Chẩn đoán u tim
Xét nghiệm máu: Cấy máu để đánh giá khả năng của viêm nội tâm mạc.
X-quang tim phổi: Thường không phát hiện được bất thường, một vài trường hợp có bóng tim to hoặc trung thất giãn rộng, vôi hóa ở tim có thể đặc điểm của u sợi (đặc biệt ở trẻ em).
Siêu âm tim: Có thể là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất để đánh giá các bệnh nhân có tiền sử hoặc lâm sàng gợi ý rối loạn chức năng van hoặc khả năng có u khối trong tim.
Siêu âm còn có thể phân biệt được các tính chất, vị trí, hình thái và khả năng di động của khối u.
Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ rất hữu ích để xác định mức độ lan rộng của khối u và đặc điểm tế bào học tuy nhiên không phân biệt được u lành hay u ác nên cần thêm chẩn đoán mô bệnh học để khẳng định.
CT Scanner: Đánh giá khả năng có khối u ác tính trong lồng ngực và có thể gợi ý một u tim nguyên phát nhưng ít có giá trị chẩn đoán hơn siêu âm tim kỹ lưỡng.
7. Biến chứng của u trong tim
Thông thường, bệnh nhân khi đến khám thường ở giai đoạn muộn, khối u đã to. Nhiều người chỉ cảm thấy mệt, khó thở, ngất... và thường hay chữa nhầm là bệnh động kinh.
Chỉ tính riêng u nhầy đã có tới 15% bệnh nhân bị đột tử do tắc cấp tính van hai lá hoặc mạch vành.
Đối với khối u khác, đặc biệt là u ác tính di căn từ nơi khác đến tim, thường gây ra suy tim ứ huyết, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp và blốc tim, tiên lượng rất xấu, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Các khối u đơn lành tính có thể được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ.
8. Điều trị u tim
Trong một số trường hợp, bệnh u tim sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị, chủ yếu là với dạng lành tính rhabdomyomas. Nếu các triệu chứng diễn biến nặng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch để điều trị. Các khối u đơn lành tính có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
Đối với các khối u ác tính hay trường hợp khối u lành tính quá lớn không thể phẫu thuật, các bác sĩ có thể cân nhắc đến biện pháp ghép tim. Đối với khối u ác tính nguyên phát hay thứ phát mà không thể chữa khỏi thì thường chỉ có thể điều trị triệu chứng. 9. Người mắc u tim cần làm gì?
Bệnh u ở tim là bệnh lý không thể dự phòng, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, vì thế khi có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh biểu hiện bằng đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi và đặc biệt gây ngất khi thay đổi tư thế người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để có thể phát hiện bệnh sớm.
Bệnh có tỷ lệ tái phát dù đã được phẫu thuật, do đó người bệnh cần được tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.