Tuổi thọ trung bình người Việt đang tăng nhanh, bất ngờ là cả Hà Nội và TP.HCM đều không phải “quán quân”: Tỉnh dẫn đầu là cái tên cực kỳ bất ngờ!

Phương Thuý |

Tuổi thọ trung bình của Hà Nội và TP.HCM đều ở mức khá cao, nhưng xét về tốc độ tăng nhanh, đây đều không phải là địa phương dẫn đầu.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có tiến bộ, đồng thời tuổi thọ của người dân không ngừng tăng lên.

Địa phương nào có tuổi thọ trung bình từ 2016-2020 tăng nhanh nhất?

Kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở từ năm 1989 đến nay cho thấy, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh năm 1989 là 65,2 năm đã tăng lên 72,8 năm trong năm 2009 và năm 2019 đạt 73,6 năm.

Tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tăng 0,1 năm. Năm 2016 đạt 73,4 năm; 2017 và 2018 đạt 73,5 năm; 2019 đạt 73,6 năm và 2020 đạt 73,7 năm. Trong đó, tuổi thọ của nữ vẫn cao hơn nam từ 5,3 - 5,4 năm.

Tuổi thọ trung bình người Việt đang tăng nhanh, bất ngờ là cả Hà Nội và TP.HCM đều không phải “quán quân”: Tỉnh dẫn đầu là cái tên cực kỳ bất ngờ! - Ảnh 1.

Nếu tính theo mức cao nhất, trong 6 vùng, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh hằng năm của Đông Nam Bộ luôn đạt mức cao nhất cả nước, đạt 76,2 vào năm 2020. Trong khi đó, Tây Nguyên có mức thấp nhất là 71,0 trong cùng năm.

Bên cạnh đó, cùng trong năm 2020, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 74,9; Đồng bằng sông Hồng đạt 74,8; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 73,2; Trung du và miền núi phía Bắc đạt 71,4.

Tuổi thọ trung bình người Việt đang tăng nhanh, bất ngờ là cả Hà Nội và TP.HCM đều không phải “quán quân”: Tỉnh dẫn đầu là cái tên cực kỳ bất ngờ! - Ảnh 2.

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Như vậy, so với mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam đạt cao hơn (Năm 2017 cao hơn 1,1 năm; 2018 cao hơn 0,6 năm và 2019 cao hơn 0,5 năm).

Điều này cho thấy xu hướng gia tăng tuổi thọ trung bình tại các địa phương trong những năm vừa qua.

Xét riêng tại 63 địa phương khắp cả nước, có 56 địa phương có tuổi thọ tính từ lúc sinh năm 2020 cao hơn năm 2016; chỉ có 3 địa phương không thay đổi và 4 địa phương có mức giảm.

Nếu so sánh tuổi thọ trung bình bình quân 5 năm 2016 - 2020, các địa phương có con số cao nhất bao gồm: Đồng Nai 76,5 năm; Thành phố Hồ Chí Minh 76,5 năm; Bà Rịa - Vũng Tàu 76,4 năm; Đà Nẵng 76,1 năm và Tiền Giang 75,9 năm.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, nếu so sánh mức tăng cao nhất của tuổi thọ trung bình ở các địa phương, các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM đều không nằm trong top dẫn đầu.

"Quán quân" có mức tuổi thọ trung bình tăng nhanh nhất là Hà Giang và Điện Biên, đều từ 67,5 năm trong năm 2016 lên 68,4 năm trong năm 2020, tức là tăng 0,9 năm.

Tiếp đó là các địa phương: Đắk Nông tăng từ 70,3 năm lên 71,0 năm, tăng 0,7 năm; Lào Cai tăng từ 68,8 năm lên 69,3 năm, tăng 0,5 năm; Lâm Đồng tăng từ 72,8 năm lên 73,3 năm, tăng 0,5 năm; Gia Lai tăng từ 69,6 năm lên 70,1 năm, tăng 0,5 năm.

Tuổi thọ trung bình người Việt đang tăng nhanh, bất ngờ là cả Hà Nội và TP.HCM đều không phải “quán quân”: Tỉnh dẫn đầu là cái tên cực kỳ bất ngờ! - Ảnh 3.

Nhìn chung, đây là những địa phương sinh sống ở miền núi, vùng cao, ban đầu có tuổi thọ chưa cao. Đến giai đoạn gần đây, các khía cạnh được cải thiện rõ rệt nên giúp tuổi thọ trung bình tăng nhanh. Trong khi đó, các thành phố lớn có tuổi thọ trung bình duy trì ở mức cao một cách ổn định, không có dấu hiệu tăng mạnh.

Như vậy, tuy tuổi thọ trung bình của người Việt có dấu hiệu cải thiện dần theo thời gian, nhưng vẫn cần lưu ý duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.

Những thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

Theo nghiên cứu tại trường y khoa T.H. Chan của Đại học Harvard (Mỹ) và được xuất bản trên tạp chí y khoa The BMJ của Anh, 5 thói quen lành mạnh mà chúng ta cần có chính là:

1. Tuân thủ chế độ ăn ít cholesterol

Việc hạ thấp nồng độ LDL cholesterol trong máu sẽ giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch trong tương lai. Nhờ vậy, có thể giảm nguy cơ đột quỵ - nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người lớn tuổi.

2. Tập thể dục thường xuyên

Nên thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động vừa phải đến mạnh mẽ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe thể chất. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Lancet, chỉ cần tập 15 phút/ngày đã có thể giúp tăng tuổi thọ thêm 3 năm, giảm 14% nguy cơ tử vong vì các nguyên nhân phổ biến như tim mạch hay ung thư. Thậm chí, tập luyện với thời lượng ít hơn cũng giúp kéo dài tuổi thọ.

Tuổi thọ trung bình người Việt đang tăng nhanh, bất ngờ là cả Hà Nội và TP.HCM đều không phải “quán quân”: Tỉnh dẫn đầu là cái tên cực kỳ bất ngờ! - Ảnh 4.

Chế độ ăn uống tác động rất nhiều tới tình trạng sức khỏe của mỗi người, qua đó góp phần thay đổi tuổi thọ. Ảnh: Internet

3. Duy trì cân nặng mạnh khỏe

Ngoài việc tập luyện thì bổ sung dinh dưỡng để duy trì mức cân nặng khỏe mạnh cũng là một cách kéo dài tuổi thọ hiệu quả. Việc hấp thụ đủ lượng protein, chất dinh dưỡng cần thiết có thể cho phép chúng ta duy trì sự cân bằng nitơ, duy trì khối lượng cơ và hoạt động thể chất.

4. Hạn chế uống rượu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tuổi thọ có liên quan đến thời gian uống rượu và số lượng uống. Những người thường xuyên uống rượu với khối lượng nhiều và lâu năm chắc chắn sẽ bị suy giảm tuổi thọ.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, uống rượu trên 8 năm có nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan cao gấp vài lần so với người bình thường.

5. Không hút thuốc

Hút thuốc chính là nhân tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ung thư. Trong đó, bệnh tim và ung thư là 2 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

(*Biểu đồ dựa theo số liệu từ Tổng cục thống kê)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại