Tủ lạnh không phải nơi cái gì cũng chất vào

Huyền Anh |

Chúng ta thường nghĩ tủ lạnh là nơi bảo quản an toàn cho mọi loại thức ăn và đồ uống. Chính vì thế mà thông thường những ngày Tết tủ lạnh nhà ai cũng 'chật cứng'.

Bảo quản, tích trữ đồ trong tủ lạnh cũng phải khoa học

Bảo quản, tích trữ đồ trong tủ lạnh cũng phải khoa học

Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%.

Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Đáng lưu ý, có nhiều thức ăn không nên để trong tủ lạnh. Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, để thức ăn trong tủ lạnh sẽ không gây bất kì tác hại nào cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn.

Trong đó đầu tiên phải kể đến là dầu ăn. Trong đó, phải kể nhiều nhất là dầu oliu, đây là loại dầu ăn không sử dụng thường xuyên nên nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi dùng xong cất tủ lạnh nhằm bảo quản được lâu.

Tuy nhiên, theo Ths Lưu Liên Hương, việc đưa dầu ăn vào tủ lạnh sẽ khiến đông đặc lại giống như bơ, đặc biệt là dầu dừa và dầu oliu.

Món đồ thứ hai không nên lưu trữ trong tủ lạnh được Ths Lưu Liên Hương cho rằng đó là cà phê bột hoặc cà phê hạt. Bởi khi cà phê được đặt trong tủ lạnh sẽ  hấp thụ những mùi xung quanh, vì vậy toàn bộ những thực phẩm bạn để trong tủ lạnh sẽ không bao giờ quay trở lại mùi vị ban đầu của nó mà thay vào đó là hương vị cà phê.

Đáng lưu ý, cà chua cũng là loại quả mỏng vỏ, mọng nước do đó nhiều bà nội trợ sợ hỏng thường cất trong tủ lạnh dùng dần trong mấy ngày Tết. Tuy nhiên, khi bảo quản cà chua trong tủ lạnh là nhiệt độ lạnh sẽ bắt đầu tàn phá cấu trúc của cà chua và làm cho chúng trở nên bột hơn.

“Bạn đã từng ăn một món salad mà cà chua ăn bị chín mủn và đặc biệt là có tinh thể băng trong đó chưa? Rất có thể đó là những quả cà chua đã được bảo quản trong tủ lạnh một thời gian”, Ths Lưu Liên Hương bày tỏ.

Cũng giống như cà chua, Ths Lưu Liên Hương cũng cho biết, hành cũng có xu hướng trở nên dễ mủn và mốc khi để trong tủ lạnh quá lâu. Nếu hành đã được cắt ra, các lớp của chúng bắt đầu khô mặc dù bạn đã bọc cẩn thận. Hành cũng làm ám mùi lên những thực phẩm xung quanh nó, đó chính là lí do tại sao thớt làm cho mọi thứ đều có mùi hành sau khi đã được sử dụng để thái hành.

Theo các chuyên gia, khoai tây cũng là loại củ không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi nhiệt độ lạnh thường làm tinh bột trong khoai tây bắt đầu bị phá vỡ. Do đó, một củ khoai tây bị làm lạnh sẽ ngọt và cứng, hiếm khi có mùi vị tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại