TT Putin lạnh giọng: Moscow đáp trả luôn và ngay, châu Âu hãy chờ đòn tấn công khốc liệt

Bảo Lam |

Nga sẽ đáp trả tương xứng nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước giảm trừ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) và triển khai các tên lửa của mình tại Châu Âu.

Trong bài viết "Путин — Европе: Ждите налета «Пионеров» и «Першингов» - Putin nói với Châu Âu: Hãy chờ cuộc tấn công của Pioneer và Pershing", các tác giả Andrey Polunin và Sergey Ermakov đã bình luận về việc Mỹ đơn phương muốn rút khỏi Hiệp ước INF.

Thông tin này được Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố hôm 24/10 trong cuộc họp báo chung về kết quả cuộc hội đàm với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte.

Theo tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga, các quốc gia Châu Âu đồng ý triển khai các tên lửa nhằm vào Moscow cần phải hiểu rằng, bằng những hành động tương tự, họ đang đặt lãnh thổ của mình vào mối hiểm họa của một cuộc tấn công đáp trả có thể xảy ra.

Moscow đáp trả luôn và ngay!

"Nói chung, tôi không hiểu có cần phải đẩy Châu Âu tới mức độ nguy hiểm cao như thế này hay không. Tôi không nhìn thấy có bất cứ cơ sở nào để làm điều đó, nhưng, tôi nhắc lại, đó không phải lựa chọn của chúng tôi, chúng tôi không cố gắng để làm điều này.

Khi trả lời trực tiếp câu hỏi rằng chúng tôi có thể đáp trả hay không, - có thể, và điều đó sẽ rất nhanh và hiệu quả", ông Putin nói.

Có thể hiểu ông chủ Điện Kremlin nói về điều gì – về việc Mỹ đưa Châu Âu trở lại thập niên 70. Khi Liên Xô bắt đầu triển khai tại biên giới phía Tây những tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 "Pioneer" (SS-20).

Còn ở Mỹ vào năm 1979 đã thông qua "kế hoạch kép bổ sung vũ trang của Châu Âu", và sau đó bắt đầu triển khai các tên lửa đạn đạo Pershing-II và những tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109G tại Đức, Anh, Ý, Bỉ và Hà Lan.

TT Putin lạnh giọng: Moscow đáp trả luôn và ngay, châu Âu hãy chờ đòn tấn công khốc liệt - Ảnh 1.

Tên lửa một tầng Pershing của Mỹ. Ảnh: TASS

Kết quả là trên toàn bộ khu vực Tây Âu đã bùng lên làn sóng phản đối chống lại việc triển khai các tên lửa của Mỹ. Vào năm 1983 đã diễn ra một trong những cuộc biểu tình đồng người tham gia nhất tại Đức kể từ sau khi chiến tranh kết thúc.

200 nghìn người tạo thành hàng rào sống kéo dài gần 100km từ Stuttgart cho tới Ulm.

Dấu chấm hết trong sự hỗn loạn này chỉ được viết lên vào năm 1987 khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev và tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký kết tại Washington chính bản hiệp ước về cắt giảm tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Và từ giờ, Châu Âu hoàn toàn có cơ sở để lo ngại rằng họ sẽ lại phải sống dưới tầm ngắm của người Nga.

Cùng với đó, các chuyên gia khẳng định: Vấn đề của Hiệp ước INF, từ quan điểm của Washington, không phải do các nghiên cứu những tên lửa tầm trung của Nga, mà là do bản hiệp ước song phương này đã trói tay người Mỹ tại Đông Á và Trung Đông.

Hiện nay 5 quốc gia – Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Isarel, Bắc Triều Tiên – đang sở hữu các tên lựa đạn đạo tầm xa với đầu đạn hạt nhân, ngoài ra còn có loạt các quốc gia đang sở hữu các tên lửa loại này nhưng không có đầu đạn hạt nhân.

Mỹ đặc biệt lo ngại liên quan tới Trung Quốc

Theo dữ liệu từ Báo cáo thường niên công bố hồi tháng 5/2018 của BQP Mỹ gửi Quốc hội, Trung Quốc có tới 330 quả tên lửa đạn đạo tầm trung (tối đa 30 quả tên lửa tầm bắn 3.000-5.400 km, cũng như 200-300 quả tên lửa tầm bắn từ 1.500 đến 3.000 km) trên 100-150 bệ phóng.

Họ còn có thêm 1-1,2 nghìn quả tên lửa tầm ngắn (từ 300 đến 1.000 km) trên 250-300 bệ phóng. Tình hình này, theo ý kiến của các chuyên gia chiến lược Mỹ, tạo nên những vấn đề lớn đối với Mỹ.

Trong báo cáo "Phản ứng trước mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc: Những khả năng trong tương lai để giữ tuyến phòng thủ tiền phương" cho biết kho vũ khí này giúp Trung Quốc giáng xuống những mục tiêu tối quan trọng một lượng hỏa lực mạnh đáng kể trong thời gian ngắn". 

"Nếu sự bất cân xứng này được duy trì, hoặc gia tăng theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, thì điều đó sẽ giảm đi cơ hội kiềm tỏa, phá vỡ sự ổn định và gây khó khăn cho Mỹ trong việc bảo vệ các lợi ích của mình trong khu vực", trong báo cáo này nêu rõ.

Nói ngắn gọn, người Mỹ cần các tên lửa tầm trung tại Châu Á. Những lời buộc tội nhằm vào Nga trong tình hình này – chỉ là lý do mang tính hình thức để cắt đứt thỏa thuận. Và một câu hỏi đặt ra: Liệu các tên lửa của Mỹ sẽ vẫn xuất hiện ở Châu Âu?

TT Putin lạnh giọng: Moscow đáp trả luôn và ngay, châu Âu hãy chờ đòn tấn công khốc liệt - Ảnh 2.

Trung Quốc đang sở hữu nhiều loại tên lửa nguy hiểm.

Chính phủ hiện tại của Mỹ đã hướng vào việc phá vỡ hệ thống kiểm soát vũ khí quá khứ, và đây là tình huống đáng báo động. Điều đó liên quan tới không chỉ Hiệp ước INF.

Tình hình không rõ ràng xung quanh Hiệp ước bầu trời mở, hiệp ước SNV-III cũng vậy», chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISI) Sergei Ermakov cho biết.

Theo quan điểm của ông Ermakov, người Mỹ muốn thứ đơn giản thôi. Theo đánh giá của họ, Mỹ đang mất dần ưu thế quân sự của mình – mà ưu thế này giúp họ có được vị thế rất thỏa mái: nhờ đó mà Mỹ có thể coi mình là bá chủ đúng nghĩa.

Và bây giờ Mỹ cố gắng gia tăng cơ hội quân sự và khôi phục ưu thế. Họ cho rằng những cơ hội này sẽ phải lớn hơn của những đối thủ cạnh tranh địa chính trị - đó là Nga và Trung Quốc.

Lời buộc tội nhằm vào Nga đưa ra hết sức vô duyên, và không có nghi ngờ gì, đó chỉ là lý do. Các chuyên gia phân tích của Mỹ công khai viết rằng chính Trung Quốc là mục tiêu của toàn bộ hành động này.

Người Mỹ không đủ khả năng để kiềm tỏa Trung Quốc, và bởi thế họ cần tăng cường tiềm lực vũ khí, bao gồm các tên lửa tầm trung và ngắn trên mặt đất.

Cần phải hiểu rằng việc rút khỏi hiệp ước INF sẽ không kéo theo những hậu quả tức thì. Có thể hiểu, Mỹ sẽ tập trung chế tạo các tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn – tiền chi cho hoạt động này dù không lớn, nhưng đã được bố trí trong ngân sách quốc phòng của Mỹ. Nhưng thực tế khi đến giai đoạn triển khai – đó vẫn là một câu hỏi.

Về lý thuyết, các tên lửa này của Mỹ có thể triển khai ở căn cứ của họ trên đảo Guam. Nhưng vấn đề ở chỗ những đồng minh của Washington sẽ phản ứng như thế nào đối với nước cờ này.

Quyết định này, lấy ví dụ, sẽ phá vỡ quá trình tích cực của việc Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc xích lại với nhau. Điều đó có nghĩa sự căng thẳng và bất định trong khu vực sẽ tiếp tục gia tăng.

Thậm chí các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết rằng không quá cần thiết phải triển khai tại Châu Âu tên lửa loại này để kiềm tỏa Nga. Bởi vì điều này sẽ không khác gì việc chuyển sang một giai đoạn đối đầu mới, nguy hiểm hơn với Moscow.

TT Putin lạnh giọng: Moscow đáp trả luôn và ngay, châu Âu hãy chờ đòn tấn công khốc liệt - Ảnh 3.

Tên lửa RSD-10 (Pioneer-3) của Nga (Liên Xô).

Tất cả điều hiểu rằng Nga sẽ gia tăng khả năng để đáp trả tương xứng và bù đắp sự không cân xứng. Điều này được nhà lãnh đạo Nga nói một cách rõ ràng trong cuộc hội đàm với thủ tướng Ý.

Bởi vậy, trong số các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu, phản ứng đối với quyết định rút khỏi hiệp ước INF là không đồng nhất. Người Châu Âu, đa số, không muốn độ nóng của sự đối đầu tăng lên. Bởi vì họ hiểu rằng trong trường hợp đó họ sẽ luôn sắm vai kẻ thua trận.

Đối với chính những người Mỹ, việc triển khai các tên lửa mà có thể đe dọa cả Trung Quốc và Nga, sẽ không làm họ phải chịu thêm bất cứ rủi ro nào trong trường hợp bị đáp trả. Và người Mỹ sẽ bán đứng Châu Âu đúng nghĩa.

Tất nhiên, có thể hiểu được rằng chủ quyền của các đồng minh châu Âu trong khối NATO bị hạn chế.

Tuy nhiên, họ sẽ phản kháng, và mặc cả cho tới cùng bởi vì đối với họ kết cục trực tiếp cuối cùng của việc triển khai ý tưởng của Washington sẽ làm tăng mối đe dọa tới an ninh quốc gia.

Chưa chắc trong thời gian tới Mỹ sẽ triển khai các tên lửa vì đây là một quá trình dài. Và từ quan điểm mang tính kỹ thuật cũng như chính trị.

Việc đạt được ưu thế quân sự, từ quan điểm của Mỹ, bằng thỏa thuận về INF cũng không mất đi. Điều đó sẽ liên quan tới những công cụ, như chính người Mỹ thích nói, mang tính đa chiều.

Bao gồm quân sự hóa không gian, những loại vũ khí mới, các vũ khí hạt nhân truyền thống. Ở đây vấn đề sẽ được tiếp cận như thế này: Mỹ không nhất thiết phải triển khai những hệ thống này, nhưng nhất thiết phải có chúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại