TS Nguyễn Thị Minh Thái: Người ngoài nghe ung thư đã sợ, tôi nhờ bí quyết này để vượt qua

Ngọc Anh |

Bị ung thư đại trực tràng đã phải làm phẫu thuật và điều trị 12 đợt hoá chất, đến nay, PGS Nguyễn Thị Minh Thái –Trường ĐH KHXH&NV vẫn khoẻ mạnh, lên sóng các chương trình văn hoá.

Không biết bệnh

PGS. Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ với các sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về cuộc nói chuyện ung thư, ghép tạng và truyền thông y tế. Bà cho biết khi là bệnh nhân của bệnh ung thư mới thấy bệnh ung thư như thế nào. Người ngoài chỉ nghe đến hai chữ ung thư đã sợ.

PGS Thái kể, bà không biết mình bị bệnh, không có dấu hiệu gì cả chỉ đến khi đau bụng quằn quại phải vào bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật xong bác sĩ mới cho biết bà bị ung thư trực tràng.

Khi nghe mình bị ung thư, PGS Thái bình tĩnh và hài hước với bác sĩ. Giáo sư Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật cho PGS Thái là người bà hoàn toàn tin tưởng. Cả đời chưa bao giờ vào ca mổ nào khi nghe đến mình phải mổ phanh. PGS kể bà tưởng tượng con gà mổ phanh và cũng hơi lạnh sống lưng.

TS Nguyễn Thị Minh Thái: Người ngoài nghe ung thư đã sợ, tôi nhờ bí quyết này để vượt qua - Ảnh 1.

Nhưng khi bác sĩ tư vấn và nói với bà "nếu chết cả hai chị em cùng dắt tay nhau xuống âm phủ". Bà tin và bắt đầu vào cuộc phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bác sĩ tư vấn cho PGS Thái rằng bệnh ung thư là bệnh 50/50. Trong đó 50% là yếu tố tinh thần, 50% là yếu tố thể chất. PGS Thái kể nghe thế bà nghĩ mình phải cố gắng lên tới 60 và bà đã làm được.

Khi bị ung thư, bạn bè xa gần biết mỗi người một lời khuyên, người thì khuyên bà nên đi nước ngoài, người thì khuyên thuốc đông y rồi thầy lang nọ, thầy tu kia. PGS Thái kể bà tin tưởng vào bác sĩ trong nước và tuân thủ điều trị.

Khác với các bệnh nhân ung thư khác, PGS Thái còn bị tiểu đường tuyp 2 nên việc điều trị của bà không đơn giản. Bà phải điều trị nội tiết trước, bà thuê bác sĩ về nhà điều trị, uống thuốc sau 4 tháng bà mới điều trị hoá chất.

Trải qua 12 đợt hoá chất, PGS Thái cho biết bà không bị rụng tóc nhưng mỗi lần truyền hoá chất là một lần kinh khủng, bà cảm giác như có một quả đạn chạy xuyên người. Dù thế, bà vẫn cố gắng tham gia các hoạt động văn hoá như lên sóng cả chương trình trên VTV.

Trải qua thời gian là bệnh nhân ung thư, PGS Thái cho biết, khi bị ung thư, bệnh nhân ung thư cần được đối thoại với bác sĩ và phải điều được trị tử tế. Nếu như thế bệnh nhân sẽ chiến thắng bệnh tật tốt hơn. PGS Thái cho biết bố của bà cũng từng điều trị ung thư đại trực tràng và ông vẫn sống đến nay đã hơn 90 tuổi.

Theo GS Trịnh Hồng Sơn – bệnh của Giáo sư Thái là ung thư biểu mô trực tràng đã phẫu thuật nạo vét và cắt bỏ u.

TS Nguyễn Thị Minh Thái: Người ngoài nghe ung thư đã sợ, tôi nhờ bí quyết này để vượt qua - Ảnh 2.

Dấu hiệu ung thư đại trực tràng

Bác sỹ Nguyễn Thị Lan - chuyên khoa Tiêu hóa BV Medlatec cho biết ung thư đại trực tràng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi) trong các loại ung thư tại Mỹ và đứng thứ ba về mặt tần suất xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm từ 9-10% trong các loại ung thư.

Tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất tại Châu Âu, Mỹ, Úc và New Zealand; thấp nhất được ghi nhận tại Ấn Độ, Nam Mỹ và Các tiểu vương quốc Arập. Người dân nông thôn có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn dân thành thị.

Ung thư đại trực tràng là ung thư phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Sau khi thức ăn được nhai, nuốt qua thực quản và dạ dày, thức ăn được tiêu hóa rồi đi xuống ruột non.

Đại tràng chia thành 4 đoạn. Ung thư có thể khởi phát từ bất cứ đoạn nào trên đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại trực tràng) sau đó xâm lấn ra ngoài các lớp khác của thành ruột.

Ung thư đại trực tràng biểu hiện rối loạn về đường tiêu hóa từ trên miệng xuống hậu môn. Các triệu chứng sớm như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua giáp thực quản sau xương ức.

Bác sĩ Lan cho biết dấu hiệu nhân biết sớm ung thư đại trực tràng đầu tiên đó là xuất hiện rối loạn tiêu hoá như táo bón xen kẽ tiêu chảy, hôm thì táo hôm thì lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.

Bởi vì đại tràng là nơi chứa phân, bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, đối với những người hay đi ngoài ra máu cần phân biệt rõ triệu chứng mình đang mắc phải.

Đi ngoài ra máu, mà máu tươi như máu gà cắt tiết phủ lên phân là biểu hiện của bệnh trĩ. Còn khi người bệnh đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân thì nên nghĩ tới ung thư đại tràng. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.

Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau bụng, mệt mỏi và sụt cân. Nếu có dấu hiệu đi ngoài ra máu nhầy, bác sĩ Lan cho biết bệnh nhân nên đi kiểm tra sớm ung thư đại trực tràng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại