Trưởng khoa Ung bướu BV Tai Mũi Họng TW: Nam giới sờ thấy u ở vị trí này có thể bị ung thư

Ngọc Anh |

Bệnh nhân có thể tự phát hiện thấy u vùng cổ khi soi gương, đóng khuy cổ áo hoặc đeo dây chuyền. Rất hiếm khi ung thư hoặc nhân tuyến giáp gây triệu chứng.

Phát hiện ung thư nhờ sờ thấy cục nhỏ ở cổ

Ahh Nguyễn Văn H. 35 tuổi, trú tại Nam Sách, Hải Dương đang chờ đến lượt tái khám tại Bệnh viện Bạch Mai sau 1 năm điều trị ung thư tuyến giáp thể nang nhú.

Anh H. làm nghề tự do ở Hà Nội, sức khoẻ của anh rất tốt nên khi biết mình bị ung thư tuyến giáp anh rất bất ngờ. May mắn, các bác sĩ tư vấn bệnh ung thư của anh ở thể dễ chữa, tỷ lệ thành công cao nên anh có thêm hi vọng.

Anh H. kể tháng 3 năm ngoái, tình cờ anh phát hiện ở vùng cổ có 1 u nhỏ bằng ngón tay. Anh nuốt nước bọt thì nhìn thấy u rõ hơn và không phải yết hầu như anh nghĩ. Linh tính cảm giác có gì lạ lạ nên anh cứ sờ lên cái u rắn như đanh và di động khi nuốt nước bọt.

Anh H. vào Bệnh viện Đại học Y kiểm tra siêu âm, bác sĩ chẩn đoán anh bị u tuyến giáp và chọc dịch sinh thiết có tế bào ác tính. Anh H được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Sau đó, anh được các bác sĩ khoa Ung bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương phẫu thuật lấy u nạo hạch và sau đó tiến hành xạ trị, điều trị I ốt.

Sau hơn 1 năm, sức khoẻ anh H tốt hơn, đặc biệt anh H được bác sĩ cho biết do phát hiện bệnh trong giai đoạn I, cộng với ở độ tuổi dưới 45 nên việc điều trị thuận lợi, có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn đến suốt đời nếu uống thuốc đúng và đủ theo phác đồ.

Trường hợp của em Vũ Thị Thu M. 24 tuổi, trú tại Hà Nội. M kể khi đang là sinh viên năm thứ 3 của trường đại học thì phát hiện K tuyến giáp do tình cờ thấy có u ở cổ. M. tưởng đó là bướu cổ thong thường nên gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ tiến hành sinh thiết dịch và được chẩn đoán K tuyến giáp kèm theo hạch cổ. Khối u to 3cm. Bác sĩ đã phải phẫu thuật để lấy u vào nạo hạch cho M. Đến nay, sau gần 3 năm sức khoẻ của M. tốt do điều trị sớm và kịp thời. M. cho rằng mình may mắn vì phát hiện thấy u ở cổ nếu không bệnh sẽ sang giai đoạn muộn mất cơ hội điều trị.

Nam giới có u ở tuyến giáp nguy cơ ung thư cao hơn

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư Tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở nam giới là 3,2/100.000 dân, ở nữ là 8,4/100.000 dân, đứng thứ 6 trong các loại ung thư.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở phần khí quản cổ, có 2 thùy phải và trái, nối với nhau bởi một eo tuyến giáp, có một phần tuyến giáp hình tam giác kéo từ eo tuyến giáp trên gọi là thùy tháp.

Trưởng khoa Ung bướu BV Tai Mũi Họng TW: Nam giới sờ thấy u ở vị trí này có thể bị ung thư - Ảnh 2.

Nam giới sờ có u ở tuyến giáp thì chắc chắn là ung thư.

PGS Lê Minh Kỳ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, ông thường xuyên phẫu thuật cho các trường hợp K tuyến giáp. So với các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp cũng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta và ở nữ giới nhiều hơn.

Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tiên lượng tốt hơn nếu bệnh nhân được phẫu thuật lấy u, nạo vét hạch tốt chỉ cần xạ trị, điều trị iot thì nguy cơ tái phát, di căn cũng thấp hơn các ung thư khác.

Theo PGS Kỳ, ung thư tuyến giáp phổ biến ở nữ giới hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới bị cũng nhiều không kém. Khi nam giới sờ thấy u ở cổ thì tỷ lệ ác tính rất lớn hầu như đó là ung thư. Còn nữ giới thì u ở cổ có thể là u tuyến giáp lành tính.

Ung thư tuyến giáp không có triệu chứng, có thể phát hiện qua siêu âm vùng cổ thấy 1 hạt nhỏ khoảng vào mm trong tuyến giám và dùng kim chích hút tế bào mới có thể chẩn đoán lành tính hay ác tính.

Một vài trường hợp có u lộ ra dưới da, di động khi nuốt nước bọt là triệu chứng sớm của u tuyến giáp. Để lâu, bệnh có thể thêm triệu chứng giọng nói thay đổi, khàn tiếng, nuốt khó, đau ở cổ và họng, có hạch bên cổ.

Theo PGS Kỳ, đa số bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp các bác sĩ khuyến khích phẫu thuật mở để có thể lấy tối đa u và triệt căn tốt hơn. Khi phẫu thuật u tuyến giáp, các biến chứng có thể xảy ra gồm ảnh hưởng tới tuyến cận giáp gây hạ canxi máu, cắt dây thần kinh nói làm liệt dây thanh âm, giọng khàn và nhỏ đi, khó thở.

Để hạn chế những biến chứng này, tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương các bác sĩ mổ bằng dao siêu âm giúp hạn chế chảy máu. Đồng thời có các "chip" gắn vào dây thanh âm nếu "tác động" tới dây thanh âm hay các dây thần kinh khác sẽ có "báo động" để bác sĩ biết nên hạn chế hầu hết các biến chứng đáng ngại trên.

Sau mổ, bệnh nhân sẽ điều trị I ốt phóng xạ để tiêu diệt hết các tế bào ung thư và tỷ lệ thành công có thể lên tới 95 % nếu ở giai đoạn sớm của bệnh.

Xem thêm:

Cận cảnh quy trình mổ loại bỏ khối u não

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại