Từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt mỗi khi Tết đến, xuân về. Và trong những ngày này, lượng tiêu thụ bia, rượu tăng lên đột biến.
Tuy nhiên, tình trạng người nhập viện do say bia, rượu, thậm chí còn bị ngộ độc rượu cũng cao hơn.
Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)
Bên cạnh đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng tăng lên do người dân ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân là do thói quen mua sắm khối lượng lớn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, lưu trữ thức ăn lâu ngày trong dịp Tết.
Trước tình hình đó, Ths. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc rượu và thực phẩm khi ngày Tết đang đến gần.