Trung Quốc: Sứa giả bày bán công khai ở chợ

Trần Quỳnh |

Người dân Trung Quốc tiếp tục "sống trong sợ hãi" khi truyền thông và các lực lượng chức năng Trung Quốc công bố phát hiện một đường dây buôn bán sứa giả.

Hàng tấn sứa giả được tiêu thụ nhan nhản

Vừa qua, truyền thông Hàng Châu đã đăng tải các thông tin về vụ việc cảnh sát Hồ Châu thu giữ một lượng lớn sứa giả được bày bán công khai tại chợ địa phương.

Kết quả giám định cho thấy loại sứa nhân tạo này được làm từ 3 chất phụ gia thực phẩm bao gồm sodium alginate, canxi clorua và amoni nhôm sulfat (một loại phèn nhôm).

Tại trụ sở điều tra, ông Viên (người trực tiếp buôn bán sứa giả) đã khai nhận việc làm phi pháp này do ông tiến hành từ tháng 6 năm 2015.

Ông Viên cũng cho biết mặc dù biết rõ những nguy hại của sứa giả mang lại, nhưng ông ta không thể kìm lòng trước khối lợi nhuận khổng lồ mà món hàng này mang lại.

Trung Quốc: Sứa giả bày bán công khai ở chợ - Ảnh 1.

Những xưởng sản xuất gia công như thế này có thể tuồn ra thị trường hàng tấn sứa giả mỗi năm. (Ảnh: nguồn Health People).

Được biết, 2 năm qua, giá rứa tại Trung Quốc chỉ dao động từ 30 – 40 NDT/ 500 gr, trong khi quá trình nuôi sứa lại mất tới 40 ngày.

Không những thế, chi phí đầu vào cho sứa giả chỉ bằng 1/2 so với sứa thật, cộng thêm sức mua lớn và quá trình sản xuất lại rất nhanh gọn.

Đứng trước tình cảnh bán hàng thật thì lỗ, bán hàng giả thì lãi, ông Viên đã bí mật sản xuất và tiêu thụ sứa giả suốt 1 năm.

Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, ông Viên đã thu về lợi nhuận hơn 70.000 NDT (xấp xỉ 250 triệu VNĐ) trong vòng chưa tới 12 tháng nhờ món hàng phi pháp này.

Ông Viên còn cho biết món hàng trên cũng không phải do ông tự chế, mà được một “sư phụ” đến từ Thường Châu truyền dạy lại một cách bài bản.

Nhận được thông tin này, ngay trong ngày 29.4, cảnh sát Thường Châu đã bắt giữ 3 “bậc thầy” chế tạo sứa giả, đồng thời thu giữ ngay tại hiện trường gần 1 tấn sứa giả.

Kết quả điều tra đã cho thấy, xưởng gia công này hàng năm tuôn ra thị trường gần 10 tấn sứa giả, thu về lợi nhuận phi pháp lên tới con số 10 triệu NDT.

Tác hại khôn lường từ sứa giả

Theo nhận định từ các chuyên gia sức khỏe, việc ăn quá nhiều loại sứa kém chất lượng này còn gây ra cơ số những nguy hại đối với sức khỏe.

Trong sứa giả, Alginate là một chất phụ gia làm đông ít gây nguy hại. Tuy nhiên, chất này lại chứa nhiều cellulose (xenlulozơ).

Mặc dù có những lợi ích nhất định đối với con người, nhưng hấp thụ quá nhiều cellulose lại ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng các chất dinh dưỡng khác.

Khi một lượng lớn cellulose tiến nhập vào cơ thế, những nguyên tố như sắt, canxi, magie, kẽm cùng nhiều khoáng chất khác sẽ không được hấp thụ.

Bởi vậy, ăn sứa giả trong thời gian dài sẽ khiến chúng ta lâm vào tình trạng thiếu khoáng chất, suy dinh dưỡng cùng cơ số các hệ lụy đi kèm.

Trung Quốc: Sứa giả bày bán công khai ở chợ - Ảnh 2.

Suy dinh dưỡng, loãng xương, tổn hại thần kinh...là cơ số những tác hại khôn lường do loại sứa gia công này mang lại. (Ảnh: nguồn Health People).

Ngoài ra, sứa nhân tạo còn được làm từ amoni nhôm sulfat. Loại phèn nhôm này có chứa hàm lượng kim loại nhôm lên tới 600 – 800 mg, gấp 8 lần so với mức so phép theo quy định của Trung Quốc.

Khi cơ thể phải tiếp nhận lượng nhôm quá lớn, việc hấp thụ canxi và sắt sẽ bị suy giảm, hậu quả kéo theo đó là thiếu máu, loãng xương.

Đặc biệt, việc hấp thụ quá nhiều nhôm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá hỏng hệ thần kinh, tăng nguy cơ thiểu năng ở trẻ nhỏ, suy nhược thần kinh ở người lớn và bệnh Alzheimer đối với người cao tuổi.

Cách phân biệt sứa thật và sứa giả

Đứn trước tình trạng "thật giả lẫn lộn", trang Health People tại Trung Quốc đã đưa ra hướng dẫn giúp người tiêu dùng phân biệt sứa thật và sứa giả.

Trung Quốc: Sứa giả bày bán công khai ở chợ - Ảnh 3.

Bên trái là sứa giả có màu trong suốt, bên phải là sứa thật với màu vàng nhạt. (Ảnh: nguồn Health People).

Theo đó, đặc điểm nổi bật của sứa giả là có màu trong suốt, không vị, rất dai (thậm chí dùng tay kéo căng cũng không đứt). Sau khi cho vào nước, độ dai của thứ hàng gia công này có thể ví như…băng dính!

Ngược lại, sứa thật có màu trắng hoặc vàng nhạt, đồng thời có mùi của nước biển. Cần lưu ý thêm rằng, sứa chất lượng sẽ không xuất hiện các vết ban đỏ hoặc bùn, cát.

Không chỉ vậy, sứa thật còn có hương vị thơm ngon, lại rất giòn, không bị cứng, không quá dai, khi nhai còn phát ra âm thanh sần sật.

*Theo Health People

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại