Viêm amidan là vi khuẩn tại amidan khẩu cái gây nên. Nguyên nhân gây viêm amidan bao gồm: cảm mạo; quá mỏi mệt; thời tiết chuyển mùa và suy giảm sức đề kháng. Triệu chứng viêm amidan cấp tính là đau họng; phát sốt.
Dấu hiệu đặc trưng dễ biến thành sốt cao.Viêm amidan cấp tính tái phát, có thể chuyển thành mạn tính, triệu chứng ổn định hơn, nhưng khi mệt mỏi, sẽ bị đau họng, dễ phát sốt.
Đôi khi bệnh tạo ra biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm thận. Khi gặp cơn đau họng dữ dội kéo dài 2 - 3 ngày vẫn không hạ sốt, tốt nhất người bệnh nên khám bác sĩ.
Phát sốt làm tiêu hao năng lượng; điều quan trọng nhất là người bệnh giữ bình tĩnh và giữ ấm; không gây gánh nặng cho hầu họng, đảm bảo hầu họng thanh mát. Dùng thức ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng, để bổ sung dinh dưỡng.
Vào mùa đông không khí khô táo, mọi người nên thường xuyên súc miệng, dự phòng cảm mạo, bên cạnh tránh mỏi mệt.
Mách bạn bài thuốc hay:
Cảm thấy trong họng có cảm giác khác thường có thể dùng kim quất. So với các trái cây khác có vị chua, thì vỏ quất (quít) còn có vị ngọt.Vỏ quất dinh dưỡng phong phú, có chứa vitamin C và calci, có tác dụng chữa viêm họng.
Quả quất lại chứa vitamin A, B1, B2, C và calci... Nếu ăn sống cảm thấy chua, có thể thêm đường phèn hoặc mật ong để sắc, sẽ ngọt hơn.Khi sắc thêm ít nước, cũng có hiệu quả.Lá quất cũng dùng làm thuốc, sắc uống, hiệu quả không kém.
Khi sốt, đau họng có thể dùng quả lê.Lê có tác dụng hạ sốt; nhuận hầu; giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng. Nước lê cũng có hiệu quả trị ho tan đàm. Dùng 1 quả lê cắt lát vắt lấy nước, uống để nhuận hầu.Khi đau họng dữ dội, dùng nước lê đông lạnh, càng dễ uống hơn.
Người phát sốt nhưng ớn lạnh nhiều hoặc dễ kiết lỵ, tốt nhất là dùng nước lê đã đun nóng.
Lê có tác dụng hạ sốt; nhuận hầu; giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng
Gừng tươi sắc nước; làm thuốc đắp đều có hiệu quả.Từ xưa gừng vừa làm thức ăn vừa làm thuốc, phần rễ gừng già có giá trị làm thuốc, ngoài tác dụng làm vã mồ hôi, giải nhiệt, giữ ấm ra, nó còn giúp chống viêm và tan đàm.
Nước gừng thêm trần bì (vỏ quít phơi khô), càng có hiệu quả. Gừng tươi và vỏ quít mỗi thứ 10g, đường cát một ít thêm nước 400ml, sắc còn 1/3 thì dùng. Dùng ngay lúc ấm và nghỉ ngơi, hiệu quả gấp đôi.
Cam thảo chữa đau họng.Nước sắc rễ cam thảo có hiệu quả chống viêm và giảm đau.Đối với viêm amidan và đau họng đột ngột cũng có hiệu quả. Dùng cam thảo 10g thêm nước 400ml sắc còn một nửa, bỏ bã, chia thành 3 phần. Mỗi lần ngậm một ít nước sắc trong miệng, trước tiên súc miệng, sau đó nuốt xuống chầm chậm.
Cát cánh thanh hầu hóa mủ.Rễ cát cánh có dược tính, giúp chống viêm; tan đàm; bài mủ. Mùa hè, đào rễ, rửa sạch bằng nước, sau khi phơi râm, dùng làm thuốc. Tuy nhiên, cát cánh tính dược rất mạnh, khi uống dễ gây nôn, tốt nhất sắc nước chung với cam thảo. Dùng rễ cát cánh 6g thêm cam thảo 3g và nước 300ml, sắc còn một nửa, bỏ bã. Dùng súc miệng, sau uống.
Quả lựu làm thuốc súc miệng.Nước sắc lựu chữa đau họng.Một quả lựu cắt nhuyễn, thêm nước 400ml. Sau khi sôi, sắc tiếp khoảng nửa giờ, dùng nước súc miệng.
Phần vỏ lựu có giá trị làm thuốc tốt nhất, cho nên dùng vỏ lựu phơi râm, càng có hiệu quả.
Lá lựu cũng được dùng làm thuốc, hiệu quả tương tự. Dùng lá lựu một nắm thêm nước 400ml, đun với lửa nhỏ, cạn còn một nửa, bỏ bã; dùng làm thuốc súc miệng.