Trẻ thấp còi lớn lên có bị lùn không: BS mách cách tự kiểm tra để ứng phó kịp thời

Hà An |

Trong điều kiện sống hiện tại, trẻ em được chăm sóc tốt và cao lớn hơn rất nhiều so với các thế hệ trước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trẻ bị thấp còi, đây là thông tin bạn cần biết.

Trẻ phát triển quá chậm, có phải sẽ bị lùn sau khi lớn lên: BS phân tích nguyên nhân và cách tự kiểm tra

Chuyên gia nhi khoa Vương Thúy Linh (Trung Quốc) chia sẻ rằng, bên cạnh việc có rất nhiều trẻ em cao lớn hơn tuổi, thể chất phát triển nhanh thì cũng còn có không ít trẻ em gặp phải các vấn đề về thể chất, cơ thể phát triển chậm, vóc dáng nhỏ bé.

Tầm vóc cơ thể nhỏ là một loại bệnh giống như còi cọc, đề cập đến chỉ số chiều cao thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ em cùng chủng tộc, cùng giới tính và cùng độ tuổi trong môi trường sống tương tự hoặc chiều cao dưới tỷ lệ đường cong tăng trưởng bình thường của trẻ em.

Trẻ thấp còi lớn lên có bị lùn không: BS mách cách tự kiểm tra để ứng phó kịp thời - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường là một trong những dấu hiệu ban đầu của người lùn

Công thức sau đây giúp bạn xác định được khả năng phát triển chiều cao của trẻ.

▪ Tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới 3 tuổi dưới 7cm/năm;

▪ Tốc độ tăng trưởng từ 3 tuổi đến trước tuổi dậy thì là dưới 3cm - 5cm/năm;

▪ Tốc độ tăng trưởng của trẻ giai đoạn tuổi dậy thì dưới 5cm - 6cm/năm.

Tất cả những điều kiện trên đây có nghĩa là con của bạn có thể có vấn đề về chiều cao.

Trẻ thấp còi lớn lên có bị lùn không: BS mách cách tự kiểm tra để ứng phó kịp thời - Ảnh 2.

1. Làm thế nào để đánh giá trẻ bị lùn?

Độ tuổi của trẻ trong một lớp có thể được quan sát bằng vị trí xếp hàng ghế ngồi hoặc đứng theo thứ tự từ thấp đến cao. Nếu trẻ xếp hàng trong lớp và chỗ ngồi luôn ở 3 hàng đầu tiên (3 người thấp nhất), chiều cao của trẻ được xem là lùn hơn nhiều so với cùng tuổi.

Phụ huynh cũng nên chú ý khi họ thấy rằng con cái của họ đang xếp hàng trong lớp và chỗ ngồi của trẻ đang di chuyển về phía trước! Tức là trẻ càng ngày càng bị thấp lùn hơn so với các bạn cùng lớp.

Trước khi trẻ em và thanh thiếu niên ngừng phát triển, chúng trở nên cao hơn mỗi năm, tay và chân ngày càng to hơn. Vì vậy, theo lý thuyết, quần áo và giày dép của trẻ em có thể được mặc trong hai năm.

Quan sát sự thay đổi kích thước quần áo của trẻ cũng có thể xác định sự thay đổi chiều cao của trẻ. Bằng cách đo chiều cao và cân nặng, hãy so sánh dữ liệu tiêu chuẩn để xem trẻ có thấp không.

Trẻ thấp còi lớn lên có bị lùn không: BS mách cách tự kiểm tra để ứng phó kịp thời - Ảnh 3.

2. Trẻ có chiều cao thấp có đồng nghĩa với việc mắc bệnh lùn hay không?

Trẻ bị lùn hoặc còi cọc không hẳn là đã bị bệnh lùn, mà chỉ là một tiêu chuẩn để đánh giá rõ ràng hơn các triệu chứng và dấy hiệu xem có vấn đề gì về phát triển hay không.

Chứng trẻ lùn phải dựa vào điều kiện sống, chiều cao trung bình của trẻ em cùng chủng tộc, cùng giới tính và cùng độ tuổi trong môi trường sống tương tự hoặc chiều cao thấp thứ 3 trở xuống so với của đường cong tăng trưởng bình thường của trẻ em.

Nhìn một đứa trẻ nhỏ bé và nói rằng nó mắc bệnh lùn là không chính xác, có thể có yếu tố chủ quan. Vì thế cần phải dựa trên các chỉ số để kiểm tra toàn diện.

*Theo Health/TT

Đọc tin sức khỏe mới nhất, xem tin ung thư nhanh nhất tại Soha Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên