Tranh cãi về hiệu quả của vaccine đối với biến thể mới của virus SARS-CoV-2

HỒNG NHUNG |

Vaccine ngừa Covid-19 liệu có thể khống chế được độc tính biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hay không là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trên thế giới.

Kết quả nghiên cứu vừa được công bố tại số điểm nóng trên thế giới phần nào hé lộ câu trả lời về vấn đề này. Theo một kết quả nghiên cứu vừa được công bố mới đây tại thành phố Los Angeles, Mỹ. 

Sau khi chiến dịch tiêm chủng được đẩy mạnh ở thành phố này, số ca lây nhiễm Covid-19 ở lính cứu hỏa đã giảm đáng kể. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới hôm qua, tiến sĩ Anthony Fauci giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ đã đề cập vấn đề này.

Tranh cãi về hiệu quả của vaccine đối với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Tiến sĩ Anthony Fauci - Giám đốc viện truyền nhiễm và dị ứng Mỹ

Ông Anthony Fauci cho biết, tiêm phòng vaccine trên diện rộng và với quy mô lớn có thể giới hạn virus SARS-CoV-2 khỏi biến thể: “Mọi người dân cần được tiêm phòng vaccine càng sớm càng tốt. Thực tế nghiên cứu của bộ môn virus học cho thấy, virus không thể biến đổi nếu chúng không bị nhân rộng.

Nếu chặn đứng được khả năng nhân rộng của virus trong cộng đồng và không để cho chúng tiếp tục phản ứng với kháng thể, người dân cần được tiêm phòng. Nhìn rộng ra thế giới, nước Mỹ cũng là một bộ phận của thế giới và chúng ta cũng đã tham gia vào cơ chế COVAX - một cơ chế nhằm giúp tất cả mọi người được tiếp cận với vaccine. Tham gia vào cơ chế này chính là cách để chúng ta ngăn chặn biến thể của virus SARS-CoV-2”.

Còn tại Israel, trong khi nhiều nước trên thế giới mới chỉ tiêm chủng chưa đến 1% dân số, tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 ở nước này hiện đã vượt quá 20%. Theo các nghiên cứu vừa được thực hiện tại quốc gia này do Bộ Y tế Israel cùng Dịch vụ Y tế Maccabi công bố, chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 thực sự đã có tác dụng, được ghi nhận thông qua tỉ lệ ca nhiễm và nhập viện giảm cực mạnh.

Kết quả nghiên cứu do Dịch vụ Y tế Maccabi cung cấp cho thấy, chỉ có 31 trong tổng số 163.000 người được tiêm chủng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng từ 7 đến 16 ngày sau khi nhận mũi tiêm thứ 2 của hãng Pfizer/BioNtech. Kết quả cũng cho thấy, hiệu quả của vaccine lên đến 92%, chỉ thấp hơn một ít so với con số 95% khi thử nghiệm lâm sàng.

Nghiên cứu của Bộ Y tế Israel cũng cho kết quả tương tự. Trong vòng 1 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2, chỉ 317 người trên tổng số hơn 715.425 dương tính với Covid-19. Theo Bộ Y tế Israel, trên thực tế, tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 ở nước này đã giảm từ ngày 14/1 vừa qua. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, kết quả nghiên cứu này chưa được công bố nên không thể biết được đây là hiệu quả của vaccine hay là do các biện pháp phòng dịch khác. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã thành công trong việc phòng chống dịch nhờ việc đeo khẩu trang và các biện pháp giãn cách xã hội.

Đối lập với kết quả nghiên cứu về hiệu quả của vaccine, nghiên cứu do cơ quan Y tế Công cộng Anh vừa công bố hôm qua lại cho kết quả ngược lại. Theo nghiên cứu, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh lần đầu tiên được phát hiện ở Anh đã có đột biến mới có khả năng khiến việc kiểm soát bằng vaccine trở nên khó khăn hơn.

Tỉ lệ lây nhiễm của biến thể này cao hơn từ 25% đến 40% so với các chủng SARS-CoV-2 khác. Đây là bằng chứng mới nhất cho thấy virus SARS-CoV-2 đang trải qua quá trình tiến hóa đáng lo ngại trên toàn thế giới.

Cho đến nay, thế giới đã ghi nhận một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có nguồn gốc từ Anh, Brazil, Nam Phi và cả Mỹ có khả năng kháng lại kháng thể có trong vaccine. Để có kết luận chính xác về hiệu quả của vaccine sẽ cần có những nghiên cứu sâu hơn và kết quả nghiên cứu được ghi nhận thêm tại nhiều địa điểm khác trên thế giới.

Dù còn rất nhiều tranh cãi về hiệu quả của vaccine song theo đánh giá của giới chuyên gia y tế thế giới, vaccine ngừa Covid-19 trong đó có vaccine của Pfizer/BioNtech Moderna AstraZeneca vẫn có giá trị trong việc giảm độc tính của virus SARS-CoV-2. Để giúp mọi người được tiếp cận với vaccine ngừa Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và liên minh vaccine GAVI đang thúc đẩy cơ chế Covax. Cho đến nay đã có khoảng 190 nước được tiếp nhận vaccine ngừa Covid-19 qua cơ chế này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại