Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới

Hải Yến |

Thực chất đây là những đồ nghề "thủ công", giúp cho các điệp viên thực thi những nhiệm vụ quan trọng hay còn được ví là đồ nghề James Bond.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 1.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 2.

1. "Brush Pass"

"Brush Pass" là thuật ngữ dùng trong ngành tình báo, từng được áp dụng trong thời Chiến tranh lạnh để trao đổi văn bản, tài liệu giữa hai bên, được tình báo Mỹ sử dụng tại những nơi bị giám sát chặt chẽ.

Với "Brush Pass", những thao tác của điệp viên được diễn ra mau lẹ, giống như trên sân khấu ảo thuật, làm cho khán giả không phát hiện được, thậm chí máy quay phim, ghi hình cũng không phân biệt rõ. Theo đó, hai người chỉ cần cọ vào nhau vài giây đủ để trao và nhận tài liệu một cách chớp nhoáng.

Kỹ thuật này đã từng được điệp viên 007 James Bond thực hiện trong phim Nhiệm vụ bất khả thi. Ngày nay, công nghệ nói trên ít được sử dụng song trong một số trường hợp nó vẫn phát huy tác dụng, lợi hại hơn cả những thiết bị truyền thông hiện đại.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 3.

2. Truyền mã hóa qua đường truyền ngắn

Trước khi email ra đời Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan tình báo khác đã phát triển kỹ thuật có tên Hệ thống thông tin liên lạc giữa các đơn vị có đường truyền ngắn (viết tắt SRAC).

Đây là kỹ thuật ra đời thập niên 70 thế kỷ trước, đóng vai trò như dạng nhắn tin hiện nay, nó được lắp với một máy tính, một bàn phím và bút Stylus có khả năng truyền 256 ký tự trong phạm vi 1/4 dặm (khoảng 400 mét).

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 4.

3. Kỹ thuật Document Grab

Document Grab (tạm dịch Grab tài liệu) có thể hiểu là đánh cắp, chỉnh sửa tài liệu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng nhiều cách giống như quét scan, tiếp cận trực tuyến hiện nay, nhưng giờ đây kỹ thuật này đã "nghỉ hưu", được đưa ra trưng bày tại bảo tàng của CIA.

Nguyên thủy, Document Grab được dùng phổ biến trong thời kỳ chiến tranh lạnh bằng một thiết bị được đưa vào phong bì qua một lỗ mở, sau đó "rút ruột" phong bì cuộn lại và kéo ra. Sau khi xong việc lại đưa trở về vị trí cũ.

4. Thủ thuật HPS

HPS là từ viết tắt của Hidden in Plain Sight (Ẩn trong hình vẽ), kỹ thuật do chuyên gia tư vấn CIA John Muhholland phát minh, kiểu truyền thông mang tính ảo thuật, vừa đơn giản lại hiệu quả. Ví dụ như cách buộc dây giày, cách xỏ dây, phát hiệu bài hát trên radio vân vân.

Đây chính là cách giao tiếp của các thành viên trong các tổ chức tình báo, chỉ nhìn qua những dấu hiệu công khai mà các thành viên sẽ làm theo các quy ước ngầm định.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 5.

5. Thông báo mệnh lệnh qua việc làm

Những năm 50 ở thế kỷ trước, các điệp viên thường dùng những cử chỉ việc làm của mình để thông báo truyền đạt mệnh lệnh cho đồng đội.

Ví dụ, uống một nửa ly rượu, đeo găng tay có màu sắc cụ thể, hoặc thắt nút khăn tay hay mang khăn choàng theo những màu sắc đã định hoặc buộc cổ tay bằng những chiếc vòng có màu sắc độc đáo vv...

6. Dấu thiết bị vào đồ dùng cá nhân

Đây là phương pháp khá phổ biến từ những năm 50 ở thế kỷ trước và ngày nay vẫn còn phát huy tác dụng. Ví dụ, dấu camera, thiết bị nghe trộm trên tường, trong ống nước, trong bút viết, cà vạt vv...để thu thập thông tin.

Những năm 70 ở thế kỷ trước CIA còn dùng cả máy bay không người lái, robot nhỏ xíu bay vào tận phòng của đối phương để chụp ảnh gọi là máy bay côn trùng (Insectothopter).

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 6.

7. Kỹ thuật Jack-in-the- Box

Jack-in-the-Box là một thiết bị đơn giản giống như một chiếc cặp bên trong trống rỗng hay có thể hiểu là một chiếc vali đựng đồ nhưng bên trong chiếc cặp này có chứa các thiết bị giám sát giúp người ta theo dõi được đối phương trong chớp nhoáng mà chủ nhân không hề hay biết, đôi khi nó còn được lắp trên ôtô hoặc trong các không gian rỗng.

8. Dead Drop

Dead Drop là công nghệ tình báo khá nổi tiếng, hay còn gọi là nơi bí mật để hai người gửi và nhận tài liệu mà không cần phải giáp mặt. Chiến thuật gián điệp này sử dụng một thiết bị chứa đựng thông tin hoặc tin nhắn để cho một người khác đến nhận tại một vị trí nhất định.

Đây là kỹ thuật do CIA phát triển những năm 60 ở thế kỷ trước và phải cần đến thiết bị phóng đại công suất lớn mới đọc được thông tin đã mã hóa, cất dấu trong các tài liệu này. Ngày nay thuật ngữ Dead Drop đã được ứng dụng trong ngành tin học để mọi người chia xẻ dữ liệu ngoại tuyến và không giới hạn đối tượng tham gia.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 7.

9. Rệp gián điệp

Những con rệp gián điệp (bugs) gián điệp được sử dụng từ những năm 60 ở thế kỷ trước. Thế hệ rệp đầu tiên phải cần đến nguồn pin công suất lớn và có độ tin cậy thấp, nhưng ngày nay nhờ cải tiến cả về kích thước, công suất lẫn tuổi thọ nên ra đời những loại rệp thông minh, tuổi thọ cao và được xem là công cụ lợi hại của ngành tình báo trên quy mô toàn cầu.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 8.

10. Máy tính "dễ cháy"

Máy tính xách tay dễ cháy (Combustible Notebooles) là một chiến thuật tình báo ra đời từ Thế chiến I, đó là loại máy tính Pyrofilm Combustible Notebook trong đó có chứa một màng mỏng, khi được kích hoạt bằng một chiếc bút chì chuyên dụng nó sẽ phát nổ giống như một trái lựu đạn, có thể gây hỏa hoạn trong nháy mắt.

Công nghệ này từng được sử dụng trong phim Nhiệm vụ bất khả thi, trong đó nó thường xuyên xuất hiện thông báo "This message will self-destruct…", cảnh báo người dùng vì máy tính họ đang sử dụng có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Top 10 công nghệ của ngành tình báo thế giới - Ảnh 9.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại