Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập 'ngân hàng máu' ở miền Tây

Cảnh Kỳ |

Tình trạng khan hiếm máu kéo dài và trầm trọng khiến Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ (nơi cung ứng máu cho các cơ sở y tế ở miền Tây) phải tạm dừng giao máu và chế phẩm máu. Bệnh viện chỉ phát máu trong trường hợp cấp cứu...

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 1.

Bệnh viện Huyết học – Truyền máu (HH-TM) Cần Thơ là đơn vị cung ứng máu cho 74 bệnh viện, cơ sở y tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 2.
Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 3.

Đặc biệt, trong mấy tháng gần đây, do tình hình khan hiếm máu, Bệnh viện HH-TM Cần Thơ thông báo tạm dừng giao chế phẩm máu cho các cơ sở y tế. Cụ thể, từ ngày 5/9/2023 bệnh viện tạm dừng giao máu, chế phẩm máu; chỉ phát máu, chế phẩm máu trong trường hợp cấp cứu.

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 4.
Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 5.

Tình trạng khan hiếm máu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các bệnh viện, nhất là công tác phẫu thuật, truyền máu cấp cứu, truyền máu định kỳ.... Nhiều cơ sở y tế trong khu vực đã gửi công văn "cầu cứu" nhiều nơi.

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 6.

Kho máu của Bệnh viện HH-TM Cần Thơ nhiều tủ trống không. Tại công văn khẩn gửi HĐND, UBND và Sở Y tế Cần Thơ hôm 17/10, đơn vị này cho biết, kho máu bệnh viện lúc này chỉ còn 86 đơn vị khối hồng cầu, gồm: Nhóm máu O có 39 đơn vị; nhóm máu A hết; nhóm máu B có 31 đơn vị; nhóm máu AB có 16 đơn vị; tiểu cầu hết. Trong khi nhu cầu cấp máu mỗi tuần ở ĐBSCL từ 2.800-3.000 đơn vị khối hồng cầu (12.000-15.000 đơn vị/tháng) với 4 nhóm máu A, B, O và AB; còn tiểu cầu kit từ 80-100 đơn vị/tuần (300-400 đơn vị/tháng).

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 7.

Trong khi trước đây, có thời điểm bệnh viện này còn "chi viện" máu cho bệnh viện ở Hà Nội.

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 8.

Hiện trạng kho máu của Bệnh viện HH-TM Cần Thơ, tình cảnh chưa từng có kể từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây (năm 2008) đến nay.

Tình cảnh thiếu máu chưa từng có từ khi thành lập ngân hàng máu ở miền Tây - Ảnh 9.

Trước đề nghị trên, BCĐ quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện cho biết, đã đề xuất, kiến nghị lãnh đạo Bộ Y tế phối hợp chỉ đạo để giải quyết những vướng mắc, để việc tiếp nhận máu của các tỉnh được tiếp tục thực hiện, nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng máu cho người bệnh tại các địa phương trong khu vực

BS Nguyễn Xuân Việt – Giám đốc Bệnh viện HH-TM Cần Thơ cho biết, thực tế hiện nay không thiếu người cho máu mà do thiếu dụng cụ để tiếp nhận máu . Để khắc phục, bệnh viện nhờ đến nguồn máu hỗ trợ từ 3 nguồn gồm Viện HH-TM T.Ư, Bệnh viện Truyền máu TPHCM và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 18/10 vừa qua, UBND TP Cần Thơ có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 47 mặt hàng thuộc dự án mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế năm 2023-2024 tại Bệnh viện HH-TM Cần Thơ, với tổng trị giá gói thầu hơn 17,1 tỷ đồng.

"Cấp trên đã có chủ trương và phê duyệt kế hoạch, hiện bệnh viện đang huy động tối đa nhân lực, làm ngày làm đêm để tiến hành các bước tiếp theo, thực hiện theo quy trình và cố gắng nhanh để sớm có nguồn máu cung cấp cho các bệnh viện trong khu vực phục vụ điều trị bệnh nhân…" - BS Việt chia sẻ.

Trước đó, Sở Y tế Cần Thơ cũng đã thành lập tổ công tác hỗ trợ Bệnh viện HH-TM Cần Thơ thực hiện kế hoạch, dự kiến trong quý IV/2023, sẽ hoàn thành công tác mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại