Tiết lộ sốc về vụ cháy tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga: Thảm họa thật sự?

Bảo Lam |

Tháng 12/2019 là giai đoạn đen tối với lĩnh vực sửa chữa tàu của Nga khi tàu ngầm "Chita" bị đắm, ụ nổi PD-16 hết niên hạn sử dụng cùng với tàu ngầm B-380 đã chìm ở Sevastopol.

Cả hai vụ tai nạn nói trên không có thiệt hại về người, nhưng vụ cháy xảy ra trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang nằm cảng sửa chữa đã cướp đi mạng sống của vài người.

Trong hai năm vừa qua, đây không phải là những vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới các tàu chiến và tàu ngầm đang trong quá trình tiêu huỷ hoặc tu sửa. Hồi tháng 2/2018 – một vụ cháy trên chiếc tàu chống hạm cỡ lớn Nguyên soái Shaposhnikov và sự việc tương tự mới xảy ra trên tàu tên lửa Shuya.

Nhiều chuyên gia cho rằng những vụ việc gần đây có liên quan tới cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống trong lĩnh vực sửa chữa tàu. Những ý kiến đó chính xác tới mức nào? Điều gì thực sự đã xảy ra trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và ụ nổi PD-16? Và các vụ tai nạn như thế sẽ dẫn tới những vấn đề gì?

Tiết lộ sốc về vụ cháy tàu sân bay Kuznetsov

Vụ cháy xảy ra trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vào sáng sớm, theo như Tập đoàn đóng tàu thống nhất Nga (OSK), ngọn lửa bùng lên trong lúc hàn khò. Như người đứng đầu OSK, ông Alexei Rakhmanov chia sẻ nguyên nhân có thể do yếu tố con người.

Vào thời điểm xảy ra tình huống khẩn cấp, các hoạt động tu sửa đang được triển khai ở những sàn dưới, công nhân và thành viên thuỷ thủ đoàn đáng lẽ phải thực hiện việc lắp ráp các chi tiết trong hộp số tự động của động cơ, cũng như những đường ống và các tuyến cáp mới. Vì thế, họ đã tháo đi những thiết bị cũ.

Một điểm quan trọng – theo một vài nguồn tin khẳng định rằng trong quá trình tháo dỡ, để đơn giản hoá công việc cho công nhân sửa chữa và thuỷ thủ, người ta đã thực hiện những lỗ khoan bổ sung trên các tấm vách ngăn, tuy nhiên kết cấu của các khoang không tính tới những thay đổi này.

Tiểu ban đặc biệt của Hạm đội Biển Bắc và OSK được thành lập ngay sau sự việc sẽ phải công bố chính thức nguyên nhân của vụ cháy. Theo những thông tin sơ bộ, tia hàn đã bắn vào chỗ nước có chứa chất đốt, khiến ổ cháy đầu tiên bùng lên với diện tích ước vào khoảng 20m2. Nhưng sau vài phút, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng.

Theo một giả thiết – ngọn lửa đã lan sang đống giẻ dính dầu mỡ và các thiết bị còn lại. Theo giả thiết khác – ngọn lửa bắt vào những thùng sơn và các vật liệu dễ cháy khác.

Tiết lộ sốc về vụ cháy tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga: Thảm họa thật sự? - Ảnh 2.

Vụ cháy xảy ra trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Hậu quả là diện tích đám cháy tăng lên thành 600m2, khói đen bốc lên từ các sàn dưới của tàu sân bay. Chính vào thời khắc đó, ngọn lửa đã khiến cho công tác giải cứu các nạn nhân không thể thực hiện được.

Không chỉ các đơn vị cứu hoả của thành phố Murmansk, mà cả những đơn vị quân sự của thành phố Severomorsk cũng được cử đến để dập tắt đám cháy.

Nhưng cần phải đánh giá cao Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, bởi họ hiểu rất rõ rằng các nhân viên cứu hoả khó có thể triển khai hiệu quả công tác cứu hộ trong mê cung của các khoang dưới trên tàu sân bay duy nhất của Nga, bởi vậy không chỉ các thuỷ thủ của Đô đốc Kuznetzov, mà của cả những tàu khác cũng được cử tới để trợ giúp lực lượng cứu hoả.

Bất chấp những biện pháp kịp thời, đám cháy không thể dập tắt ngay, thậm chí cả khi đã sử dụng bọt chữa cháy chuyên dụng. Có lúc, Bộ tư lệnh đã quyết định cho chìm khoang dưới, nhưng rất may là không cần áp dụng tới biện pháp này.

Tại sao tình hình lại phức tạp đến như vậy? Đáng tiếc, tiểu ban điều tra tạm thời vẫn chưa đưa ra câu trả lời. Nhưng nếu căn cứ vào thông tin về những lỗ khoan trên các vách ngăn, thì có thể hiểu tại sao ngọn lửa lại lan rất nhanh và bọt chữa cháy không thể chặn đứng được điều đó.

Và hoàn toàn không thể hiểu được việc cho chìm khoang dưới có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường như thế nào.

Đến tận đêm, đám cháy mới được khoanh vùng. Các thuỷ thủ và lính cứu hoả tiếp tục phun nước vào khu vực bị cháy cho tới tận sáng. Phải đến giữa ngày hôm sau, ngọn lửa mới hoàn toàn bị chế ngự và cứu được các khoang dưới. Cuộc chiến chống lại ngọn lửa trên "Đô đốc Kuznetsov" đã kéo dài tới hơn một ngày đêm.

Từ thời điểm đưa vào sửa chữa tàu sân bay duy nhất của Nga, tại đây thường xuyên xảy ra những tình huống bất thường. Trong năm ngoái, chiếc tàu này đã trải qua một vụ tai nạn liên quan tới ụ nổi PD-35.

Nhờ phép màu nào đó mà "Đô đốc Kuznetsov" không bị hư hỏng nặng. Và lần này cũng vậy. Khu vực xảy ra vụ cháy không bị ảnh hưởng quá nặng nề. Điều quan trọng là thiết bị đắt đỏ của hệ thống nạp nhiên liệu tự động vẫn còn hoạt động: Các công nhân và thuỷ thủ chưa kịp lắp ráp nó.

Cần phải hiểu rằng công việc tu sửa phức tạp hơn đóng mới. Phải tính toán làm thế nào để thực hiện công việc tháo và lắp thiết bị trong không gian hẹp, bên cạnh đó những chi tiết và thiết bị cần thiết thường không có vào thời điểm tu sửa và phải tiến hành thiết kế lại các khoang.

"Đô đốc Kuznetsov" là chiếc tàu độc đáo, nhưng gần như trong toàn bộ thập niên 90 và 2000 nó không hề được bảo dưỡng kỹ thuật một cách cẩn thận và hiện trạng kỹ thuật của nó gần ở ngưỡng báo động vào thời điểm tu sửa.

Tiết lộ sốc về vụ cháy tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga: Thảm họa thật sự? - Ảnh 3.

Vụ cháy xảy ra trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Cũng không nên quên rằng, tạm thời các nhà máy sửa chữa của Nga không có kinh nghiệm đối với những loại tàu kích cỡ này, còn các giải pháp kỹ thuật hiện có, mà được áp dụng trong quá trình tu sửa và nâng cấp khu trục hạm, tàu đổ bộ cỡ lớn và tàu ngầm không phù hợp trong trường hợp này.

Việc thiếu một phần tài liệu thiết kế của "Đô đốc Kuznetsov" cũng làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Bởi vậy, trong quá trình triển khai công việc, đặc biệt tại những sàn dưới, các công nhân gặp phải những vấn đề khó khăn.

Một phần thiết bị không còn hoạt động, nhưng họ không biết làm cách nào để tháo chúng ra một cách chính xác. Bên cạnh đó, bản thân hiện trạng của thiết bị khiến người ta gần như không thể tiến hành sửa chữa tại chỗ.

Một thời gian dài các nhà máy sửa chữa tàu không đủ khối lượng công việc. Hạm đội cố gắng sử dụng tối đa các tàu chiến, bất chấp hiện trạng kỹ thuật tồi tệ của chúng. Và "Đô đốc Kuznetsov" là một ví dụ điển hình. Thêm vào đó, như đã đề cập ở trên, không có phụ tùng và tài liệu chuyên biệt của còn tàu này.

Tất cả là sự thừa kế của thập niên 90. Hiện nay, tình hình đã thay đổi. Lấy ví dụ, những nhà máy ở Viễn Đông có kinh nghiệm sửa chữa và nâng cấp các tàu chống hạm cỡ lớn đề án 1155, cũng như các tàu tên lửa cỡ nhỏ đề án 1234. Ai cũng biết rằng sau quá trình tu sửa, nhiều tàu ngầm nguyên tử đa mục tiêu đã nhanh chóng được đưa trở lại hàng ngũ.

Tình hình sẽ trở nên đơn giản hơn khi hiện nay Bộ Quốc phòng và OSK ký kết các hợp đồng trọn vòng đời sản phẩm, theo đó những nhà máy đóng tàu phải có trách nhiệm không chỉ lưu giữ toàn bộ tài liệu, mà còn chế tạo trước các phụ tùng cần thiết để phục vụ công tác sửa chữa định kỳ và đại tu.

Ụ nổi bị chìm

Vào đêm ngày 14 sang ngày 15/12/2019, tại Nhà máy sửa chữa tàu số 13 ở Sevastopol, chiếc ụ nổi PD-16, chứa bên trong tàu ngầm diesel đề án 641B "Thánh Georgy" đã bị chìm. Nhưng nếu ụ nổi đã bị chìm xuống tận đáy, thì chiếc tàu ngầm vẫn còn nổi một phần.

Không có thông tin chính xác về sự việc này. Theo lời các nhân chứng, ụ nổi bất ngờ chìm. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, không có người trên ụ nổi và tàu ngầm. Theo Quân khu phía Nam, PD-16 và B-380 đã được đưa khỏi biên chế hải quân hơn 10 năm và chờ tiêu huỷ.

Tiết lộ sốc về vụ cháy tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga: Thảm họa thật sự? - Ảnh 4.

Ụ nổi có tên trong bảng cân đối tài chính của Nhà máy đóng tàu Sevastopol, nhưng nó lại không phải sở hữu của nhà máy, của Bộ Quốc phòng Nga lẫn của ngành công nghiệp quốc phòng (nguồn: TASS)

Nhiều chuyên gia đã vội nhận định sự song trùng giữa vụ cháy trên "Đô đốc Kuznetsov" và ụ nổi PD-16 chìm. Nhưng không hề có điểm chung nào giữa hai tình huống bất thường này. Ụ nổi và B-380 là nạn nhân của sự thiếu hoàn thiện trong hệ thống tiêu huỷ tàu chiến và tàu ngầm.

Trong vòng nhiều năm, thân phận của hai vật thể này không rõ là thuộc về ai. Trên thực tế, chúng có tên tại Nhà máy số 13, nhưng lại không hề thuộc sở hữu của nhà máy, cũng chẳng thuộc Bộ Quốc phòng và cả OSK.

Đáng tiếc, không thể tiêu huỷ B-380 mà không có ụ nổi chứa nó bên trong. Điều đáng nói là vào giai đoạn 2011-2012, Hải quân Nga đã từng tính tới việc đưa chiếc tàu ngầm chở lại.

Dự án từng nằm trong kế hoạch của hải quân đến năm 2016, cho đến khi quyết định tiêu huỷ được đưa ra. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo mời thầu tiêu huỷ B-380 và ụ nổi.

Tình hình càng phức tạp hơn khi cả hai vật thể này nằm ở Crimea, và để tiêu huỷ, cần phải lai dắt chúng từ Biển Đen về Biển Baltic hoặc về Hạm đội Biển Bắc, điều mà có thể coi là điên rồ căn cứ vào năng lực kỹ thuật của Hải quân Nga.

Về mặt lý thuyết, có thể tiêu huỷ PD-16 và B-380 ngay tại nhà máy số 13. Tuy doanh nghiệp này có một phần thiết bị cần thiết, nhưng các chuyên gia của họ không có thẩm quyền. Một câu hỏi nữa cũng được đặt ra: Sau khi tiêu huỷ, đống sắt vụn sẽ được mang đi đâu khỏi Crimea và bằng cách nào?

Bởi vậy, gói thầu đầu tiên mà được mở trong năm 2019 cho việc tiêu huỷ chiếc tàu ngầm và ụ nổi đã không thể thực hiện được. Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành các cuộc đàm phán với những doanh nghiệp có năng lực tiêu huỷ và đưa ra các thay đổi cần thiết trong gói thầu, nhưng vẫn không mang lại kết quả.

Đáng tiếc, tình hình trong lĩnh vực tiêu huỷ và sửa chữa tàu vẫn còn nhiều ngổn ngang. Hiện nay, các tàu chiến đã hết niên hạn sử dụng trong khi hệ thống được Liên Xô xây dựng đã không còn.

Hiện trạng này chỉ có thể thay đổi bằng những bản hợp đồng đối với toàn bộ vòng đời sản phẩm, mà trong đó sẽ quy định tất cả - từ việc nghiên cứu chế tạo và kết thúc bằng công tác tiêu huỷ.

Nhưng tạm thời khi OSK và Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có kế hoạch áp dụng các hợp đồng kiểu này, thì chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều vụ tai nạn bất thường tương tự trên các tàu, thuyền và tàu ngầm đang được tu sửa hoặc chờ tiêu huỷ của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại