Ung thư thực quản là một trong những loại ung thư "cứng đầu và hung dữ nhất" hiện nay. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 đến 4 lần so với phụ nữ, đặc biệt là người trong độ tuổi 45 - 70.
Nguyên nhân ung thư thực quản đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiền sử bệnh gia đình: Trong gia đình có người bị ung thư thực quản sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và trào ngược axit có thể dẫn đến Barrett thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Tiếp xúc với hóa chất: thường xuyên tiếp xúc với các loại bụi kim loại, khí thải, dung dịch kiềm và bụi silic…
- Béo phì: ung thư thực quản phổ biến hơn ở những người béo phì.
- Xạ trị: người từng xạ trị ở ngực hoặc đầu có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
Theo các bác sĩ ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc, một số thói quen thường ngày của nhiều người những tưởng vô hại nhưng lại tạo điều kiện cho ung thư thực quản "gõ cửa".
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Sử dụng bất kỳ dạng thuốc lá nào – bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá dạng nhai… đều làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy. Tương tự, uống rượu trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc lá.
Ăn nhiều đồ nướng, chua, cay
Những người có thói quen ăn những thực phẩm thực phẩm cay nóng; ăn nhiều thực phẩm chứa nitrosamine như mắm, dưa, cà muối, thịt hun khói, rau ngâm giấm; chế độ ăn ít chất xơ và rau quả, thiếu các vitamin A, B2 và C… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Bên cạnh đó, người có thói quen ăn các món thô quá hoặc cứng quá có nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao. Cụ thể là các món ăn khi nuốt vào thực quản có thể gây chà xát, ăn mòn thực quản, những món ăn cứng, có gai nhám hoặc hương vị quá nặng như quá cay, chua, mặn…
Những món ăn như thịt, hải sản, tôm cua có vỏ, nếu nhai quá nhanh mà không kỹ, khi nuốt vào cũng làm rách thực quản hoặc tổn thương ít nhiều, lâu dần sinh ra viêm nhiễm, nổi u và ung thư.
Ngoài ra, thường xuyên ăn các đồ chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp cũng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Hút chân không trong các hộp kim loại được lót bằng một lớp phủ bằng nhựa chính là thủ phạm.
Lớp lót bằng nhựa Bisphenol A có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone và biến đổi di truyền. Điều này làm cho thực phẩm đóng hộp trở thành một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản.
Uống nước quá nóng
Uống đồ uống quá nóng (trên 65℃) là yếu tố nguy cơ ung thư thực quản.
Mới đây, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: uống đồ uống quá nóng (trên 65℃) là yếu tố nguy cơ ung thư thực quản.
Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm 23 nhà khoa học quốc tế sau khi phân tích tất cả các dữ liệu có sẵn về các nhân tố ung thư của cà phê, một loạt các đồ uống nóng khác, bao gồm cả trà.
Đây là thức uống rất phổ biến, đặc biệt là trong giới văn phòng. Bản thân cà phê không gây ung thư, nhưng đồ uống quá nóng có thể gây tổn thương vùng họng và thúc đẩy khối u phát triển.
Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV)
HPV nguy cơ cao được nhiều người biết đến là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Nhưng trong một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học PLOS ONE, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thiết và dẫn chứng cho thấy quan hệ tình dục bằng miệng có thể lây truyền virus HPV, từ đó dẫn đến nhiều bệnh ung thư, trong đó bao gồm cả ung thư thực quản.
HPV làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
Ung thư thực quản mặc dù nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm bằng tầm soát ung thư thực quản, bệnh có thể chữa được.
Tầm soát ung thư thực quản là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như: xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư, nội soi thực quản - dạ dày, chụp X-quang ngực, siêu âm nội soi (EUS)… để tìm ra mầm mống ung thư thực quản kể cả ở người "tưởng như" khỏe mạnh.