Trong cuộc sống hàng ngày, việc món ăn ngày hôm trước còn thừa và thường được hâm lại vào ngày hôm sau là chuyện khá quen thuộc.
Đặc biệt khi lò vi sóng được phát minh, chuyện hâm nóng thức ăn còn dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Thế nên nhiều gia đình có thói quen rằng nấu một lượng thật nhiều rồi hâm đi hâm lại, ăn nhiều ngày nhằm tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chứng minh rằng, có những thực phẩm khi hâm nóng lại sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là khi nó không được cất trữ đúng cách.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm quen thuộc không nên hâm đi hâm lại và lí do.
Cần tây
(Ảnh: davidwolfe)
Cần tây có thể sẽ độc hại nếu bạn hâm nóng bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit khi được làm nóng lại.
Cần tây khi được hâm nóng sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Nếu bạn nấu súp hay canh có cần tây trong đó, bạn không nên để thừa hoặc nếu không thể dùng hết, bạn nên bỏ vớt bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại.
Nấm
(Ảnh: davidwolfe)
Nấm nên được ăn hết vào ngày chúng được nấu lên do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này.
Hâm nóng lại nấm có thể thay đổi thành phần protein của nó và dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tim.
Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, hãy cứ lấy chúng từ tủ lạnh ra rồi ăn, không nên hâm lại.
Thịt gà
(Ảnh: davidwolfe)
Thịt gà, cũng như nấm, chứa các protein có phản ứng tiêu cực khi hâm nóng.
Khi thịt gà lạnh được làm nóng lần thứ hai, thành phần protein trong thịt bị thay đổi, dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa.
Nếu buộc phải hâm nóng thịt gà, hãy đảm bảo rằng thịt đã chín hoàn toàn vào lần nấu trước đó và sau khi hâm, thịt phải thật sự nóng.
Ngoài ra, nếu muốn dùng lại phần thịt gà của ngày hôm trước mà không cần phải hâm lại, hãy cho chúng vào món xà lách lạnh hoặc sandwich lạnh.
Rau bina và xà lách mỡ
(Ảnh: davidwolfe)
Hai loại rau xanh này không nên hâm nóng lại bởi hàm lượng nitrat cao trong chúng có thể bị phá vỡ và chuyển thành nitrit nhờ vào các vi sinh vật tồn tại trong đấy.
Nitrit ảnh hưởng đến mức độ oxy hóa trong máu, trở nên độc hại và gây ngộ độc thức ăn khi được hâm nóng.
Trứng
Trứng không nên tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ cao. Hâm nóng trứng ở nhiệt độ cao sau khi đã được luộc hay chiên có thể biến chúng trở nên độc hại và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn.
Thế nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng đừng nên hâm nóng món trứng bác hay trứng luộc, để tránh việc lượng protein trong chúng bị phá hủy khi liên tục tiếp xúc với nhiệt.
Cơm
(Ảnh: davidwolfe)
Hâm nóng cơm thực ra không khiến sức khỏe bạn bị ảnh hưởng mà thực ra, vấn đề ở việc trữ chúng.
Để cơm đã nấu ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian hơn một giờ là bạn đã tạo cơ hội cho một loại vi khuẩn có khả năng nguy hiểm gây nôn mửa, tiêu chảy.
Trữ cơm trong một chiếc hộp kín hơi ngay sau khi nấu và khi hâm lại sẽ an toàn hơn.
Củ cải và củ dền
(Ảnh: davidwolfe)
Củ cải và củ dền là nguyên liệu phổ biến trong những món hầm, súp.
Nếu bạn hâm nóng lại súp, hãy lấy củ cải và củ cải đường ra rồi mới hâm bởi lượng nitrat cao trong nguyên liệu này có thể làm cho chúng trở nên độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần nữa.
Dầu
(Ảnh: davidwolfe)
Các loại dầu như dầu hạt nho, dầu quả óc chó, dầu quả bơ và dầu hạt phỉ đều có điểm bốc khói thấp nên có thể khiến món ăn trở mùi ôi khi hâm nóng.
Tránh sử dụng những loại dầu này để nấu ăn, nướng hay chiên. Hâm lại món ăn dùng những loại dầu này có thể biến chúng thành chất béo nguy hiểm nếu nhiệt độ quá cao.
Khoai tây
Nếu để khoai tây đã nấu ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, nó sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng và tạo cơ hội cho sự phát triển của bệnh ngộ độc.
Đây là một vấn đề lưu trữ khác, giống như cơm. Thế nên ngay khi vừa nấu khoai tây xong, hãy cất chúng vào tủ lạnh ngay nếu chưa dùng đến.
Chính vì những lí do trên mà bạn hãy tính toán thật kĩ lượng nguyên liệu cần đến để nấu nướng món ăn cho gia đình.
Trong trường hợp vẫn thừa thức ăn, bạn hãy tìm một công thức chế biến phần thừa ấy mà không cần phải hâm lại.
(Nguồn: davidwolfe)