Không chỉ được biết tới như một loại gia vị thông dụng của mọi gia đình, tỏi còn nổi tiếng là "thần dược" nhờ khả năng phòng và trị bệnh vượt trội.
Từ thời Ai Cập cổ đại, người xưa đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng đối với các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi cũng dùng tỏi để sát trùng ngoài ra, chữa mụn cóc, trị côn trùng độc cắn.
Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định: tỏi là một loại thực phẩm chức năng có giá trị hàng đầu trong việc phòng chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống ung thư, phòng bệnh tim mạch…
Tuy nhiên, Đông y cho rằng tỏi có vị cay, tính ấm, hơi có độc, nên ngay cả khi được ví như "thần dược", loại củ này cũng không thể dùng một cách tùy tiện.
Ăn tỏi thế nào mới đúng cách?
Không ăn lúc đói: Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.
Không để tỏi quá lâu: Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Hạn chế nấu chín: Việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi – allicin.
Tỏi chỉ phát huy hết tác dụng khi ăn sống. (Ảnh: nguồn internet).
Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.
Tuy nhiên, chất này lại dễ dàng bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Tuyệt đối không ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt.
Những đối tương phải kiêng tỏi
Người bị các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng: tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm "lợi bất cập hại".
Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: "Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan". Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh.
Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
Mặc dù sở hữu nhiều công dụng thần kỳ, nhưng tỏi không phải là món ăn thích hợp cho người bị các bệnh về gan. (Ảnh minh họa).
Không chỉ vậy, một số thành phần của tỏi còn có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, gây ức chế việc tiết dịch tiêu hóa, làm cho người bị viêm gan chán ăn, ghét dầu mỡ và nôn oẹ.
Kết quả điều tra cho thấy, thành phần mang tính phát huy của tỏi có thể làm cho hồng cầu và bạch cầu trong máu giảm đi gây ra chững thiếu máu và giảm việc tiết dịch tiêu hóa. Tất cả những điều này đều không lợi cho việc điều trị bệnh viêm gan.
Người bị hư tỳ, đi tả
Tỏi có khả năng kích thích mạnh, bình thường ăn một chút có thể xúc tiến tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm ruột, tiêu chảy, chớ nên đụng tới loại thực phẩm này.
Ăn tỏi khi hệ tiêu hóa đang có vấn đề sẽ gặp phải những kích thích đối với tạng phủ, gây ra sung huyết niêm mạc, phù nề…làm cho tình trạng cơ thể càng thêm tồi tệ.
Người có bệnh về mắt, thị lực kém
Cuốn "Bản thảo cương mục" trứ danh Trung y khi đề cập về tỏi có viết: "Ăn tỏi nhiều và thương xuyên sẽ tổn thương đến gan và mắt".
"Lãnh Lư y thoại" còn nêu rõ: "Rau hẹ, tỏi, hạt tiêu, củ kiệu… ăn nhiều, hại đến mắt, nên tránh xa".
Loại củ này hoàn toàn không phải là món ăn thích hợp cho các đối tương mắc bệnh về mắt hoặc có thị lực không tốt. (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, trong hành, tỏi có nhiều tinh dầu cay chứa anlixin, phytonxin. Đó là những chất không có lợi cho mắt, gây nên tình trạng xung huyết, chảy nước mắt.
Hơn nữa, ăn nhiều tỏi có thể hại tới gan, tổn thương máu. Máu ở gan suy yếu, thiếu hụt thì mắt nhìn vật không rõ, hai mắt sẽ khô, kém lanh lợi.
Bởi vậy, người có bệnh về mắt và có thị lực kém không nên ăn tỏi.
Người nóng trong, cơ thể suy yếu
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết.
Cuốn "Thảo mộc tòng tâm" của Trung Hoa từng ghi chép: "Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn."
Đặc tính cay nóng nổi bật của tỏi cũng không thích hợp với người bị nóng trong, hư nhược. (Ảnh minh họa).
Vì thế, những người thể chất yếu kém, khí huyết hư nhược cần cân nhắc trước khi quyết định thưởng thức loại thực phẩm "đại bổ" này.
Người bị dạ dày
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: tỏi chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Do mang đặc tính cay nóng nổi bật, ăn tỏi lúc đói sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, nóng bụng trên, dễ dẫn tới viêm dạ dày cấp tính, mạn tính, thậm chí loét dạ dày.
Người bị bệnh nặng
Mặc dù có nhiều tác dụng, nhưng tỏi vẫn bị xếp vào một trong những loại thức ăn có thể gây ra dị ứng. Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc.
Người mắc bệnh nặng hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh cũng nên hạn chế ăn tỏi. (Ảnh minh họa).
Không chỉ có nguy cơ khiến các bệnh cũ tái phát, tỏi còn làm giảm tác dụng trị liệu, thậm chí xảy ra phản ứng cùng một số loại thuốc, gây ra những tổn thương không mong muốn đối với tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân.
Một số đối tượng khác
Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang.
Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.
Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS
*Theo Health Huanqiu.