Cuối cùng thì NATO phải đặt tên chính thức cho chiếc tiêm kích thế hệ 5, Su-57 của Nga là FELON, có nghĩa là KẺ TÀN BẠO.
Việc NATO đặt tên cho một máy bay tức là nó đã được biên chế và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, máy bay Su-57 của Nga chưa thực sự hoàn thiện, tuy rằng Nga đã định danh Su-57 từ lâu thì việc đặt tên này của NATO cũng vẫn là vội vã.
Cái tên cũng khiến ta giật mình, mặc dù NATO giải thích việc đặt tên cho dễ gọi, nhưng tất cả các tên mà NATO đặt cho bất kỳ máy bay nào, cho dù bất kỳ nước nào chế tạo đều có ý nghĩa nhất định, đặc biệt đều nói lên chính xác đặc tính của chiếc máy bay đó.
Ví dụ như Tu-160 của Nga thì họ gọi là Blackjack nghĩa là Chiếc dùi cui, rất xứng đáng, khi chiếc máy bay này tuần tra cả NATO đều vô cùng khó chịu. Hay chiếc F-22 là Raptor có nghĩa là Chim ăn thịt, các máy bay khác chỉ làm mồi cho chiếc F-22.
Vậy chiếc tiêm kích Su-57 của Nga có gì ghê gớm đến mức được mang danh Kẻ tàn bạo và điều gì khiến NATO đang đủng định phải giật mình vội vã đặt tên ngay cho chiếc máy bay này.
Đầu tiên phải nói đến hình dạng khí động học, Su-57 được thiết kế hình dạng tàng hình kiểu cánh bay. Vâng nó là kiểu cánh bay giống như máy bay ném bom B2 của Mỹ.
Dù rằng được cho là phát triển từ Su-27, hình dạng bề ngoài hao hao giống Su-27, nhưng thực chất hình dạng Su 57 là cánh bay, với các động cơ treo dưới thân-cánh (Su-27 thân cánh hợp nhất, động cơ treo dưới cánh, F-15, F-22 động cơ nằm trong thân).
Khoang vũ khí không phải nằm trong thân mà được treo dưới thân, được che bởi cặp động cơ 2 bên, buồng lái ở phía trước và đuôi phía sau.
Hiện nay cấu tạo, kết cấu của Su-57 vẫn trong vòng bí mật, nhưng với các ảnh chụp ở nhiều góc độ đã đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có thể khẳng định chắc chắn rằng cấu tạo của thân Su-57 hoàn toàn khác với tất cả các loại máy bay từng được chế tạo.
Nó có khung thân đúc liền khối bằng hợp kim nhẹ, chứ không phải là khung thân tổ hợp bằng các tấm bản đúc hoặc dập và các ống thép như thông thường. Do đó nó rất nhẹ và rất chắc chắn. Do không có các mối hàn liên kết nên loại bỏ được ứng suất nhiệt có hại do nhiệt, làm tăng tuổi thọ khung thân lên rất cao.
Kiểu tàng hình cánh bay có ưu điểm hơn hẳn kiểu cạnh kim cương của F-117A hay F-22, máy bay ném bom B-2 của Mỹ dù to lớn hơn các máy bay chiến đấu F-22, F-35 rất nhiều, nhưng diện tích phản xạ ra đa lại nhỏ hơn.
Su-57 Nga có thể đánh bại F-22 Mỹ.
Kiểu cánh bay, với cân bằng tĩnh âm ba chiều cũng làm máy bay vô cùng linh hoạt, cho dù được tính toán thiết kế cân bằng tĩnh âm hai chiều thì vẫn cứ linh hoạt hơn kiểu thân truyền thống.
Thêm nữa, kiểu cánh bay lực nâng lớn hơn, sức cản nhỏ hơn dẫn đến làm cho máy bay bay nhanh hơn, xa hơn, tải trọng lớn hơn với động cơ cùng công suất, cùng mức tiêu thụ nhiên liệu. Người Mỹ giật mình và có chút hối hận khi loại bỏ mẫu YF-23 -với kết cấu cánh bay - để chọn mẫu YF-22 phát triển thành F-22?.
Về vũ khí
Tiêm kích Su-57 được thiết kế không những mang được tất cả các loại tên lửa và bom của máy bay chiến đấu mà còn mang được các vũ khí của máy bay ném bom chiến lược Tu-23, Tu-95, Tu-160.
Do vách ngăn giữa 2 khoang vũ khí trước và sau chỉ là khung đỡ giá treo vũ khí mà thôi, nó không phải là khung tăng cứng cho máy bay, nên có thể tháo ra làm thành 1 khoang vũ khí lớn. khi đó Su-57 còn mang được tất cả các loại bom và tên lửa của máy bay ném bom chiến lược như Tu-95, Tu-22M và Tu-160.
Su-57 mang bom và tên lửa chiến lược có lợi thế là chuẩn bị cực nhanh, tuy tầm bay có bị hạn chế hơn Tu-95 và Tu-160, nhưng lại tương đương Tu-23M.
Còn hơn thế, tiêm kích Su-57 giấu vũ khí vào trong và không bị lộ tín hiệu ra đa và sau khi ném bom, bắn tên lửa xong các máy bay chiến lược trên bỏ chạy, riêng Su-57 thì chả có máy bay nào dám đuổi theo vì nó còn ít nhất 2 tên lửa tầm ngắn ở khoang hông và một cơ số đạn cùng với khả năng không chiến số 1 nữa.
Ta hãy tưởng tượng thế này Tu-95 và Tu-22M mang được 6 quả tên lửa Kh-101/102, Tu-160 mang được 12 quả Kh-101/102 thì Su-57 mang được 2 quả. Ba đến sáu chiếc Su-57 đã thay thế được một chiếc máy bay chiến lược trên.
Đặc biệt, chưa có tài liệu nào nói đến việc Su-57 mang được bom chân không mạnh nhất thế giới "Cha của các loại bom" nhưng khối lượng và kích thước của bom này thì chỉ duy nhất Su-57 mang được. Ngoài Tu-95 và Tu160 ra thì tiêm kích MIG-31BM cũng không mang được.
Tiêm kích MIG-31
Gần đây Nga đã chế tạo thành công một số loại tên lửa siêu vượt âm và bất ngờ lại gắn được lên MIG-31BM, thật là ngạc nhiên nếu Nga không thiết kế để Su-57 mang các loại vũ khí này. Như vậy Su-57 có thể thay thế được hầu hết các loại máy bay hiện có của Nga.
Vấn đề cất hạ cánh đường băng ngắn thì Su-57 cũng vô địch
Các máy bay hiện đại ngày càng có xu hướng cất hạ cánh đường băng ngắn, nhưng chỉ Su-57 mới có thể hạ cánh được trên đường băng ngắn. Chiếc JAS-39 của Thụy điển có thể cất hạ cánh trên đường băng chỉ dài 800m, nhưng nó là máy bay hạng nhẹ.
Nếu thiết kế cất cánh nhảy cầu, đường băng cất cánh có thể rút ngắn hơn, nhưng với việc hạ cánh thì vô phương, không thể nào hạ cánh với đường băng 500 mét, nhất là máy bay hạng nặng như Su-57. Vậy mà người Nga làm được.
Còn nhớ ngày 26 tháng 8 năm 2019, một đoạn video clip đưa ra cú hạ cánh lỗi của Su-57, phi công bất cẩn hoặc máy bay có lỗi, dù hãm tốc bung ra khi máy bay còn lơ lửng cách mặt đất 10 mét, rất may là máy bay tiếp đất nhẹ nhàng và chạy đà gần 400m thì dừng hắn. Một cú ăn may? Không, ngàn lần không!
Tại sao các trang bình luận quân sự im lặng hoặc không tin? vì họ quá sững sờ. Nếu là loại máy bay khác thì một là dù sẽ bị đứt, với độ cao quá thấp như vậy thì máy bay cũng bị mất thăng bằng, hai là máy bay mất lái rơi luôn xuống đất.
Nhưng xem clip, ta thấy Su-57 nhẹ nhàng tiếp đất bình thường, rõ ràng là chiếc Su-57 được thiết kế bật dù từ trên không, để cho chiều dài chạy đà hạ cánh ngắn đi, nếu bật dù hãm sau khi tiếp đất như các máy bay khác thì đường chạy hãm đà phải dài gấp đôi.
Ở chỗ này ta lại thấy sự huyền diệu trong thiết kế của Su-57, với động cơ có ống phụt đổi hướng và chiếc đuôi đứng xoay toàn phần, tưởng như chỉ để máy bay siêu cơ động, ai ngờ còn có tác dụng siêu cân bằng hỗ trợ cho việc cất hạ cánh đường băng ngắn.
Đây là lợi thế quá lớn của Su-57, khi các loại máy bay khác nằm đất do thiếu đường băng, thì Su-57 vẫn tung cánh trên bầu trời.
Trang bị điện tử
Trên các vũ khí hiện đại, thiết bị điện tử dường như quyết định hầu hết việc chiến đấu. Thật là không công bằng và thiếu hiểu biết khi cho rằng thiết bị điện tử của Nga lạc hậu, cồng kềnh.
Với triết lý vũ khí phòng thủ thì các thiết bị, nhất là thiết bị điện tử phải có độ tin cậy rất cao. Điều này khỏi bàn, các thiết bị của Nga có độ tin cậy vượt trội so với phương Tây.
Muốn vậy, nó phải đơn giản, dễ sử dụng, nhưng đơn giản mà hiệu quả thì đòi hỏi trình độ rất cao mới chế tạo được, chứ không phải đơn giản mà dễ làm đâu. Tuy nhiên với Su-57 thì hoàn toàn khác, tuy vẫn giữ triết lý tin cậy, dễ sử dung, nhưng lại rất tinh vi.
Về ra đa, có nhiều đồn đoán về Su-57 được trang bị ra đa lượng tử! Đòn gió thôi, kiểu như tàng hình Plastma mãi chả thấy. Tiêm kích Su-57 được trang bị ra đa chính là loại quét mảng pha điện tử chủ động thông thường mà thôi.
Tuy nhiên, ngoài ra đa chính lắp ở mũi máy bay thì Su-57 còn có ra đa hai bên và ở đuôi, không những tạo ra cho góc quét 360 độ thay cho 150 độ ở các máy bay thông thường mà còn làm tăng độ nhạy của ra đa khi mà bất cứ mục tiêu ở phía nào đều vuông góc với mặt phẳng thu tín hiệu của ra đa.
Ra đa đĩa quay trên trên các máy bay cảnh báo sớm nhờ tính năng này mà có thể tăng tầm quan sát lên gấp đôi, cộng với công suất lớn nên tầm của ra đa là 600 km thay vì tầm 200 km ở máy bay chiến đấu và tầm 400 km ở máy bay đánh chặn tầm xa MIG-31. Do đó tầm quan sát của ra đa trên Su-57 lên tới 400 km là điều dễ hiểu.
Về mặt liên kết với các phương tiện chiến đấu khác thì Su-57 là một cuộc cách mạng. Giống như F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga cũng có khả năng liên hệ trực tiếp với các phương tiện chiến đấu khác, không cần phải thông qua đài chỉ huy.
Điều này làm cho chiếc máy bay có sức mạnh gấp bội, nó có thể chỉ thị mục tiêu cho xe tăng, máy bay, tàu chiến khác tiêu diệt mục tiêu ở thời gian thực hoặc nó nhận chỉ thị để diệt mục tiêu đang đe doạ các phương tiện chiến đấu khác.
Người Mỹ khoe máy tính chiến đấu của F-35 có 1,5 triệu dòng lệnh thì máy tính trên Su-57 chắc cũng phải tương đương. Một máy tính siêu mạnh mới đảm đương nổi, cho nên đừng nói thiết bị điện tử của Nga kém.
Đặc biệt các thiết bị quang điện tử trên Su-57 không những hoạt động ở dải hồng ngoại và nhìn thấy mà còn hoạt động ở dải cực tím. Các máy bay thế mới chỉ chú ý tàng hình ở dải hồng ngoại, với lại dải hồng ngoại năng lượng thấp, dễ bị không khí hấp thụ nên dễ che giấu.
Dải cực tím, năng lượng cao nên chỉ bị chặn khi có bụi (do hiệu ứng Tyndall tin-đan), mà ở độ cao lớn thì không khí lại không có bụi, cho nên với thiết bị quang điện tử, không có máy bay nào tàng hình được với Su-57.
Tiêm kích Su-57 đưa Hải quân Nga ra vùng nước xanh
Tuy nhiên, một nhiệm vụ tối quan trọng của Su-57 làm cho đối hương phải dè chừng là: Đem hải quân Nga ra vùng nước xanh.
Hiện nay người ta có vẻ đang trách móc ông Shoigu.. Bộ trưởng quốc phòng Nga đang kéo các tàu chiến của hải quân Nga trở lại ven bờ. Ô hay, thế Hải quân Nga đang ở đại dương à? Nhầm đấy, Hải quân nước Nga hậu Xô Viết chưa bao giờ ra khỏi bờ.
Cụ Khốt Nhét (Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov) già và yếu lắm rồi, cụ đi sang Syria có mấy ngày mà phải về nằm viện chưa biết bao giờ mới trở lại.
Nhìn vào thực trạng hải quân Nga và ngành đóng tàu chiến nước Nga thì phải hiểu là tuyên bố không cần hạm đội tàu sân bay của ông Shoigu là "Nho còn xanh lắm" mới đúng. Con cáo nói xong và bỏ đi là khôn ngoan, nhưng một cường quốc mà hành động giống con cáo là tự sát.
Phải nhớ là HẢI QUÂN HOẠT ĐỘNG Ở ĐÂU THÌ BIÊN GIỚI QUỐC GIA KÉO DÀI TỚI ĐÓ, biên giới càng dài thì chiến tranh càng xa. Liên Xô đã trả giá quá đắt, không chỉ hao phí nguồn lực đã đầu tư mà còn bị mất quãng thời gian không sao lấy lại được nữa khi từ bỏ các dự án đóng tàu sân bay.
Với cặp song sát Su-57 và S-70 Okhotnick lộ diện thì tình hình lại hoàn toàn khác. Có thể khẳng định được rằng Tàu sân bay của Nga không có máy phóng, không có máy bay cảnh báo sớm cánh cố định tầm xa.
Cặp song sát Su-57 và S-70 Okhotnick
Nói đúng ra là Nga không thể chế tạo được máy phóng và máy bay cảnh báo sớm cánh cố định trong thời gian ngắn, ba mươi năm nữa cũng không thể.
Không phải là người Nga không đủ trình độ, Nga có đủ mọi công nghệ, nhưng từ công nghệ ra đến sản phẩm rồi vận hành trơn tru thì ít nhất cũng phải hai vòng đời, tức là 30 đến 40 năm, khi đó thì đối thủ đã vượt rất xa rồi, thậm chí máy phóng trên tàu sân bay có thể là lạc hậu.
Để chế tạo máy phóng thì ai cũng thấy là Nga phải bắt đầu từ con số không, ác cái là để chế tạo máy bay cảnh báo sớm Nga phải bắt đầu từ số âm. Hiện nay Nga không có máy bay có thể cất cánh từ tàu sân bay để mang ra đa.
Dòng AN với đại diện là AN-26 thì đã lạc hậu và thực tế là người Nga phải vĩnh biệt hãng Antonov rồi. Hãng Ilyushin và Tupolev là không có loại nào tương ứng.
Xin lỗi, ILyushin vừa bay thử máy bay Il-112V để thay thế cho AN-26, nhưng chưa bay đã lạc hậu. Phải thiết kế lại hoàn toàn, chứ đừng nói cải tiến với khắc phục. Hẹn 20 năm nữa nhé!.
Su-57 và S-70 ra đời chính là để lấp chỗ trống này (Một biên đội hỗn hợp Su-57 và S-70, gần như có thế thay thế được máy bay cảnh báo sớm tầm xa về vấn đề trinh sát tàu mặt nước.
Vấn đề theo dõi tàu ngầm thì giao cho trực thăng các loại, cộng với các tàu ngầm và tàu mặt nước khác có trong biên đội thì coi như vấn đề trinh sát hạm được giải quyết tạm ổn).
Có lẽ bây giờ người Nga đang gấp rút thiết kế tàu sân bay của họ, nhưng họ sẽ đợi đến năm 2025, khi mà tiêm kích Su-57 hoàn chỉnh với động cơ của nó và hoàn tất mọi thử nghiệm mới bắt đầu đóng tàu sân bay.
Chắc chắn người Nga rút kinh nghiệm sâu sắc tàu ngầm Borey với tên lửa đạn đạo Bulava, tàu thì đóng xong mà không có tên lửa để bắn. Như vậy khoảng năm 2035 Nga sẽ có tàu sân bay, thay vì năm 2050 mới có, nếu như cứ chờ máy bay cảnh báo sớm.
Tầm bay chiến của cặp đôi này tới 1500 km, so với F/A-18 là 900km, F-35C là 1100 km thì hoàn toàn vượt trội.
Với khoảng cách 1.500km thì tàu sân bay nằm hoàn toàn ngoài tầm đe dọa của đối phương, hơn nữa khác với F/A-18 và F-35C phải bay vào hoặc đến gần mục tiêu thì Su-57 đứng cách xa mục tiêu 500 km mà phi công vẫn điều khiển S-70 với thời gian thực và chiến trường thực.
Điều khiển bằng màn hình gắn trên mũ phi công thì camera hay cảm biến gắn trên cùng một máy bay hay gắn ở máy bay khác cũng như nhau. Thiết bị điện tử trễ 1/100 giây, sóng điện từ truyền 300.000km/s thì khoảng cách 1 mét và 3000km cũng như nhau, ở đây chỉ có 500km thôi.
Nên nhớ một điều S-70 được coi như là một thành phần của Su-57, không phải ngẫu nhiên mà người Nga lại thử nghiện các thiết bị điện tử của S-70 trên Su-57 trước khi lắp chính thức trên S-70.
Nếu một máy bay không phải bay vào vùng nguy hiểm thì tính năng tàng hình không còn quá quan trọng nữa, điều này người Nga lại cho đối thủ thêm một quả lừa, cứ ngồi mà tính toán diện tích phản xạ ra đa.
Nếu Su-57 đứng ở khoảng cách an toàn điều khiển S-70 thì diện tích phản xạ ra đa bằng không, như vậy F-22 có diện tích phản xạ ra đa bằng 1mm thì vẫn cứ lớn hơn Su-57.
Đến đây ta thấy KẺ TÀN BẠO này không phải là danh hão. Nó sẽ mở ra các chiến thuật mới trong chiến tranh tương lai, chiếm ưu thế trên không vẫn làm chủ đạo trong cuộc chiến và hơn thế nữa việc chỉ huy trực tiếp từ trên không sẽ quyết định ưu thế trên chiến trường.