Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga không phải để "đắp chiếu"
Cách đây ít hôm, Ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga cho biết thời điểm tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt đã được xác định.
Trước đó, người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ismail Demir tuyên bố nước này mua tên lửa S-400 của Nga để sử dụng chứ không phải đưa vào kho cất giữ.
Hệ thống tên lửa S-400 sẽ được Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt và đưa vào vận hành không muộn hơn mùa xuân năm 2020, trong khi việc huấn luyện các kíp chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hoàn tất vào trước cuối năm 2019, ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Nga nói với các phóng viên tại Triển lãm ở Dubai.
Việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân của Nga đã bắt đầu giữa tháng 7 vừa qua, và điều đó đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, tên lửa S-400 sẽ đi vào trực sẵn sàng chiến đấu toàn bộ vào tháng 4/2020. Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng thực hiện hợp đồng và mua tên lửa Patriot của Mỹ để thay thế và đe dọa ngừng hoặc thậm chí hủy bỏ thương vụ bán tiêm kích tàng hình F-35 tối tân cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra Mỹ cũng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt khác, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Mỹ, bất chấp sức ép khủng khiếp.
Nga đã chuyển giao lô tên lửa S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.
S-400 Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt: Cú đấm cực mạnh vào mặt Mỹ
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đưa tin, trong liên tiếp 2 ngày 25 và 26/11/2019, lực lượng phòng không nước này bắt đầu thử nghiệm tên lửa S-400 mới được Nga chuyển giao.
Đây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ, bởi lẽ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng tuyên bố tên lửa S-400 sẽ đi vào trực sẵn sàng chiến đấu toàn bộ vào tháng 4/2020. Việc đưa S-400 vào thử nghiệm tại thời điểm này được giới quan sát quân sự quốc tế đánh giá là "quá nhanh và quá nguy hiểm".
Theo kế hoạch, các máy bay tiêm kích F-16 cùng một số loại máy bay khác sẽ cất cánh luân phiên từ căn cứ không quân Murted ở Ankara để thử nghiệm các tính năng của tên lửa S-400 và đánh giá công tác huấn luyện chuyển loại của các kíp chiến đấu.
Máy bay tiêm kích F-16 Thổ Nhxi Kỳ sẽ thực hành các bài bay cực thấp và cực cao cũng như cơ động lắt léo để những kíp chiến đấu S-400 của nước này "săn đuổi".
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt tên lửa S-400 mới nhận (dù chưa chính thức đi vào trực chiến) được coi là "cú đấm cực mạnh vào giữa mặt" Mỹ. Bởi lẽ việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân của Nga đã bắt đầu giữa tháng 7 vừa qua, và điều đó đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Hoa Kỳ đã sử dụng tất cả các chiêu bài để ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ "vứt bỏ" S-400 Nga, kể cả đe dọa tấn công vào nước này. Tuy nhiên, động thái "bấm nút" kể trên của Ankara cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không "xi-nhê" gì trước các hành động dọa nạt của Washington.
Hệ thống S-400 Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử nghiệm.
Những hình ảnh được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ công bố cho thấy hệ thống tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ được Nga cung cấp hết sức hoàn chỉnh, ngoài cấu hình cơ bản gồm radar chiếu xạ, radar nhìn vòng 96L6E và các xe bệ phóng tự hành, xe tiếp đạn thì họ còn nhận được radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa 91N6E và radar bắt thấp chuyên nhiệm đặt trên tháp 40V6MR.
Với cấu hình không thể tuyệt vời hơn và vượt trội hoàn toàn so với Patriot của Mỹ vốn có thành tích chiến đấu tồi tệ mà thể hiện rõ nhất là "vô dụng" trước UAV và tên lửa hành trình tập kích các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Saudi Arabia, không lý gì Thổ Nhĩ Kỳ lại đem "đắp chiếu" S-400.
Khi đi vào trực chiến S-400 Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt được tất cả các loại mục tiêu, kể cả những mục tiêu bay siêu thấp bám địa hình cho tới các mục tiêu là tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình.
"Một mũi tên trúng nhiều đích", Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra sáng suốt khi quyết định "bấm nút" kích hoạt S-400.