Tiêm kích F-16 Ấn - Mỹ sẽ "vây ép" chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc đến nghẹt thở?

Khang Minh |

Theo The Pioneer Ấn Độ, ngày 19/6, Công ty Tata của nước này và tập đoàn Lockheed Martin Mỹ đã ký một hiệp định "chưa từng có", đó là hợp tác sản xuất tiêm kích F-16 tại Ấn Độ.

Đây sẽ là điều kiện tốt để Thủ tướng Ấn Độ thúc đẩy kế hoạch "Make in India". Lần này phương án mà công ty Mỹ đưa ra cho Ấn Độ là nước này sẽ có được toàn bộ dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 Block 70. Tính năng của chiến đấu cơ phiên bản mới nhất này hơn hẳn F-16 Block 60 của UAE.

F-16 Block 70 còn được biết đến với cái tên "Super Viper", phần lớn chiến đấu cơ này sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của F-35.

Để tích hợp với tiêu chuẩn hiện đại này, "Super Viper" được thay đổi buồng lái mang tính cách mạng, tích hợp dữ liệu hiện đại đủ để thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ tác chiến, từ kế hoạch, dẫn đường, thông tin liên lạc, diệt mục tiêu đến quay về căn cứ đều có thể hoàn thành trong quá trình bay, mà không cần chờ lệnh từ mặt đất.

Thiết bị hiện thị trong buồng lái và mũ ngắm của phi công giúp cho "Super Viper" có thể có được thông tin chia sẻ của phi đội F-35.

Điều quan trọng nhất là "Super Viper" được trang bị radar chiến đấu hiện đại APG80, bỏ xa trình độ radar của tiêm kích JF-17 Trung Quốc (hay còn có tên gọi khác FC-1 Kiêu Long), cũng vượt qua trình độ radar Irbis-E Su-35, nó thậm chí gần tương đương với radar mà J-20 sử dụng.

Tiêm kích F-16 Ấn - Mỹ sẽ vây ép chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc đến nghẹt thở? - Ảnh 1.

Tiêm kích JF-17 Trung Quốc

Với sự hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Ấn Độ, "Super Viper" phiên bản mới sẽ có sự tác động mạnh mẽ vào thị trường vũ khí quốc tế, đặc biệt là lực lượng chiến đấu cơ F-16 chủ lực của Pakistan.

Vì việc sản xuất tại Ấn Độ sẽ có được chi phí nhân công thấp, trong khi tính năng của F-16 hoàn toàn vượt trội chiến đấu cơ JF-17 Kiêu Long. Cộng với sự hỗ trợ công nghệ động cơ của Mỹ, thì ngành công nghiệp hàng không của Pakistan có lẽ sẽ gặp phải sức ép rất lớn.

Hơn thế, việc xuất khẩu của máy bay JF-17 vẫn đang gặp khó khăn, vì mới chỉ số ít quốc gia như Myanmar, Nigeria mua, trong khi đó các nước giàu như Na Uy, Qatar lại rất có hứng thú với F-16 "Super Viper". Chắc chắn dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 và ngành công nghiệp hàng không tương đối hiện đại của Pakistan sẽ gặp khó.

Bây giờ Ấn Độ có toàn quyền sản xuất F-16, chắc chắn sẽ mang đến những cảm giác mới lạ cho các quốc gia lấy F-16 làm chiến đấu cơ chủ lực. Đặc biệt là Pakistan có thể rất khó mua được linh kiện hoàn toàn mới để duy trì lực lượng bay của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại