Thuốc từ hạt, vỏ, lá và hoa bí đao

BS. Phó Đức Thuần |

Bí đao (bí xanh) giàu dinh dưỡng, là thực phẩm thông dụng trong ngày hè, cũng là loại quả đa công dụng nhất.

Bí đao vừa dùng để chế biến đồ ăn, thức uống, vừa được chị em tin dùng trong việc làm đẹp, giảm cân... Hạt, vỏ, hoa, lá cây bí đao đều có công dụng chữa nhiều bệnh.

Vỏ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thu hái khi quả còn non khoảng vào ngày thứ 30 là tốt nhất. Theo Đông y, bí đao tính mát vị ngọt không độc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện kỳ, ích khí trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu tiêu thũng. Bí đao có mặt trong nhiều món ăn để phòng chữa bách bệnh.

Hạt bí đao (đông qua nhân)

Chống lão hóa: cho hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước 1 giờ, lấy ra phơi khô. Làm 3 lần như vậy rồi ngâm vào dấm gạo 1 đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh (Theo Lý Thạc đời Tống - Trung Quốc).

Trị bạch đới: hạt bí đao lâu năm (trần đông qua nhân) rang nghiền bột, mỗi lần uống 15g vào lúc đói. Ngày 2 lần.

Trị ho gà, viêm phế quản cấp và mạn: hạt bí đao 15g trộn với đường phèn giã mịn, nhào với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

Trị viêm phổi, áp-xe phổi: hạt bí đao, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ nhân sống, diếp cá mỗi thứ 40g; rễ lau 20g; nhân hạt đào, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị tàn nhang: hạt bí đao 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hằng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Trị phù khi mang thai, phù thũng do tỳ hư: hạt bí đao 20g, trần bì 6g, mật ong 50g. Nấu chín, ăn ngày 2 lần, trong vài ba ngày.

Thuốc từ hạt, vỏ, lá và hoa bí đao - Ảnh 1.

Các bộ phận của quả bí đao, đặc biệt hạt bí đao

Vỏ bí đao (đông qua bì)

Chữa ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày. Công dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, cầm máu.

Trị sau đẻ sản dịch ra nhiều do huyết nhiệt: vỏ bí đao, đậu đỏ mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà trong ngày.

Chữa phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít. Chưng nóng ăn, ngày 2 lần.

Chữa viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g. Cho tất cả các vị vào nồi, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống trong ngày. Lưu ý, người bệnh dị ứng với đậu tằm không dùng bài thuốc này.

Phù khi mang thai: bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa đủ, nấu nhừ ăn. Công dụng: kiện tỳ, hành thủy, an thai. Trị phù thũng khi mang thai. Thêm quả táo to thì công hiệu tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị ung thư:

Ung thư đại, trực tràng: hạt bí đao 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: hạt bí đao 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cập 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chích cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư da tế bào đáy, chửa trứng: hạt bí đao 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lá và hoa bí đao

Lá bí đao giã nát xào với dấm dùng bó chữa chín mé.

Hoa bí đao hãm trà uống giúp phụ nữ có thai ổn định tinh thần, giải tỏa stress.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại