Thử thách "gấu Nga" ở Tây Bắc Syria: Thổ dại dột để khủng bố phát triển vượt lằn ranh đỏ

Hoài Giang |

Với việc HTS củng cố thế đứng vững chắc ở phía tây Aleppo, các vụ tấn công bằng pháo kích và du kích vào thủ phủ tỉnh đã tăng theo cấp số nhân trong hai tháng qua.

Khu vực phi quân sự "trên giấy" ở Tây Bắc Syria và sự phát triển không kiểm soát được của khủng bố

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận vào ngày 17/9/2018 để triển khai một khu vực phi quân sự (DMZ) có chiều rộng 20km dọc theo chiến tuyến của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở các tỉnh Idlib, Hama, Latakia và Aleppo nằm trong khu vực Tây Bắc Syria.

Mặc dù tuyên bố thực hiện thành công Thỏa thuận Sochi của cả hai phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trên thực địa rõ ràng DMZ không được thiết lập và không có lệnh ngừng bắn nào được thực hiện.

Trên thực tế, Thỏa thuận Sochi đã gần như không có tác dụng chấm dứt bạo lực đang hoành hành ở phía tây bắc Syria.

Thử thách gấu Nga ở Tây Bắc Syria: Thổ dại dột để khủng bố phát triển vượt lằn ranh đỏ - Ảnh 1.

Khu vực phi quân sự (DMZ) được kỳ vọng là sẽ giảm căng thẳng giữa hai phía đối địch tại Tây Bắc Syria chỉ tồn tại trên giấy.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Thỏa thuận chỉ có giá trị bảo vệ lợi ích của họ ở Idlib trong khi họ di chuyển lực lượng phiến quân đồng minh (Mặt trận giải phóng quốc gia NLF) tới các chiến tuyến để đối đầu với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo.

Với việc HTS củng cố thế đứng vững chắc ở phía tây Aleppo, các vụ tấn công bằng pháo kích và du kích vào thủ phủ tỉnh đã tăng theo cấp số nhân trong hai tháng qua.

Sự kiên nhẫn của người Nga tới đâu và lúc nào thì nhóm khủng bố sẽ vượt "lằn ranh đỏ"?

Người Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng các nhóm khủng bố ở các tỉnh Aleppo và Idlib phải bị loại bỏ, nhưng ngoài các cuộc không kích và pháo kích liên tục thì có rất ít sự di chuyển quân sự của các lực lượng Syria trên thực địa.

Thử thách gấu Nga ở Tây Bắc Syria: Thổ dại dột để khủng bố phát triển vượt lằn ranh đỏ - Ảnh 3.

Hôm 23/4, không quân Nga đã tung ra một loạt các cuộc không kích mới trong khu vực tỉnh Idlib, nhằm vào một số vị trí dưới sự kiểm soát của các nhóm khủng bố. Theo một nguồn quân sự tại Syria, người Nga chủ yếu khai hỏa vào vị trí kho hậu cần của HTS xung quanh thành phố Idlib và thị trấn Khan Sheikhoun.

Một chiến dịch quân sự do Nga chỉ đạo nhằm vào tây bắc Syria cũng vấp phải sự phản đối của đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, nước này vẫn đang duy trì một số trạm quan sát và các cuộc tuần tra liên tục ở tây bắc Syria.

Trước thỏa thuận này, HTS đã phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề dưới tay Nga và SAA. Tuy nhiên kể từ tháng 9/2018, nhóm khủng bố đã lại có thể tập hợp và thực hiện nhiều cuộc tấn công chống lại lực lượng chính phủ.

Hầu hết các cuộc tấn công của HTS đều diễn ra trong DMZ, điều này cũng nhấn mạnh điểm then chốt của Thỏa thuận Sochi: Các bên trực tiếp tham chiến không tham gia trực tiếp vào thỏa thuận.

Khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thường đề cập là DMZ hoàn toàn không tồn tại.

Các chiến binh khủng bố và các đồng minh phiến quân của họ đã không rút khỏi DMZ và cũng tỏ rõ thái độ không đồng ý.

Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi các cuộc tấn công qua lại giữa hai phía gần như hàng ngày ở nông thôn phía bắc tỉnh Hama từ trạm quan sát của họ ở Morek, nhưng không có gì thay đổi.

Các cố vấn Nga cũng đang có mặt tại các căn cứ ở các thị trấn phía bắc tỉnh Hama là Mhardeh và Al-Suqaylabiyeh, nhưng các cuộc đụng độ vẫn đang tiếp diễn.

Khu phi quân sự huyền thoại này chỉ tồn tại trên giấy và được sử dụng khi cả hai bên muốn đổ lỗi cho nhau về bạo lực.

Nhóm khủng bố HTS vẫn đang trở nên mạnh mẽ hơn còn phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vẫn tiếp tục chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại lực lượng SDF.

Cuối cùng, người ta phải đặt câu hỏi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bất ngờ ra sao khi "giọt nước tràn ly" và người Nga không còn chịu đựng được sự hiện diện của khủng bố?

Cảnh quay hôm 23/4 ghi lại binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra khu vực DMZ thuộc tỉnh Idlib cùng với các chiến binh khủng bố HTS.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại