Bí mật "vùng mù" khiến tên lửa S-300 Nga-Syria chỉ biết "cúi mặt" trước tiêm kích Israel

Bảo Lam |

Đó vẫn còn là điều bí mật, mặc dù không có gì phải ngạc nhiên nếu phát hiện được rằng, đằng sau sự im lặng của S-300 là những lý do chính trị, chứ không phải kỹ thuật.

Một hãng truyền thông của Israel đã đi tới kết luận rằng S-300 đã không thực hiện thành công nhiệm vụ được giao phó là bảo vệ không phận của Syria trong các vụ không kích gần đây.

“Vùng mù”

Trong cuộc không kích vào Aleppo hôm 27/3, các hệ thống phòng không của Syria, bao gồm cả trạm radar đã được triển khai của tổ hợp S-300 không thể phát hiện các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 của Israel di chuyển.

Hãng truyền thông Debka chỉ rõ rằng, những cuộc không kích được thực hiện không phải từ hướng tây, tức là từ biển, mà từ hướng đông thuộc tỉnh Deir Ezzor, có đường biên giới với Jordan.

Máy bay tiêm kích của Israel đã nằm ngoài khu vực quan sát của S-300 là nhờ khoảng cách. F-35 đã giữ khoảng cách 250km cách các hệ thống phòng không của Syria trong khi chúng chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở trong bán kính 150-200km.

Các cuộc tấn công được thực hiện bằng những quả bom liệng có điều khiển GBU-39.

Những nguồn tin khác cho biết thêm rằng F-35 không sử dụng các loại bom này, bởi vậy có những nghi ngờ về độ chính xác của các thông tin nêu trên.

Câu hỏi về “sự bàng quan” của S-300 được đặt ra không chỉ ở Israel, và cả ở châu Âu.

Hãng truyền thông Advance của Croatia nhắc lại sự kiện sau khi chiếc máy bay vận tải IL-20 của Nga bị bắn rơi do lỗi của quân đội Israel, Nga đã cảnh báo Israel về sự cần thiết phải kiềm chế các cuộc tấn công nhằm vào Syria.

Israel đã dừng ném bom các nhóm vũ trang thân Iran tại Syria.

“Tuy nhiên giai đoạn này đã qua rồi, và Israel lại “ngựa quen đường cũ”...". Phóng viên Antun Rosha viết trên tờ Advance.

Bí mật vùng mù khiến tên lửa S-300 Nga-Syria chỉ biết cúi mặt trước tiêm kích Israel - Ảnh 1.

Máy bay F-35 của Israel.

Thuyết âm mưu

Chuyên gia Croatia không đưa ra kết luận về sự không hiệu quả của S-300 khi đối mặt với F-35 mà chỉ phỏng đoán rằng, sự im lặng của hệ thống phòng không Nga có thể liên quan tới những động cơ mang tính chính trị.

Bằng chứng để phóng viên này đưa ra nhận định nói trên chính là sự thảo luận tích cực trong thời gian gần đây giữa ông Vladimir Putin và ông Benjamin Netanyahu về sự hiện diện của Iran tại Syria.

Đối với Advance, lý do tại sao các tổ hợp S-300 của Nga không được sử dụng để phản ứng trước những cuộc tấn công của Israel, vẫn là điều bí mật.

Đó vẫn còn là điều bí mật, mặc dù không có gì phải ngạc nhiên nếu phát hiện được rằng, đằng sau sự im lặng của S-300 là những lý do chính trị, chứ không phải kỹ thuật”, ông Rosha cho biết.

Khác với Advance, Trung tâm phân tích Global Research của Canada công khai viết về những động cơ khiến người Nga không sử dụng S-300.

Theo các tác giả của bài viết “Tại sao S-300 tại Syria không được sử dụng để chống lại các máy bay của Israel”, giữa Nga và Israel có một thỏa thuận không công khai nào đó.

Quân đội Israel không tấn công các hệ thống phòng không của Nga và đổi lại Lực lượng không quân vũ trụ Nga không khai hỏa vào các máy bay tiêm kích của Israel.

Bí mật vùng mù khiến tên lửa S-300 Nga-Syria chỉ biết cúi mặt trước tiêm kích Israel - Ảnh 3.

Không quân Israel.

Sự "thấu hiểu" giữa Nga và Israel

Theo các nhà nghiên cứu Canada, Bộ Ngoại giao Nga đang nỗ lực giải quyết nhiệm vụ khó khăn là giữ mối quan hệ tốt đẹp cả với Israel và Iran.

Mục tiêu cuối cùng của chính sách này đó là chấm dứt cuộc chiến tranh tại Syria.

Theo ý kiến của các chuyên gia Global Research, Moscow đang thực hiện nhiệm vụ của mình không tồi một chút nào. Không một cường quốc lớn nào, theo đánh giá của họ, có thể giành được sự thành công như thế.

Khi mà Israel không thực hiện các cuộc tấn công trực tiếp vào những căn cứ quân sự của Nga ở Syria, các tổ hợp phòng không của Nga sẽ không động tới người Israel.

Sự mất mát này đã dẫn tới việc mối quan hệ Nga-Israel trở nên nghiêm trọng, thậm chí có lúc còn xấu đi.

Thật may mắn, các nhà lãnh đạo Israel đánh giá cao thiện chí của Nga, điều được chứng minh bằng 9 cuộc gặp gỡ của ông Netanyahu với Vladimir Putin trong vòng 3 năm.

Và cho đến nay quân đội Israel vẫn không muốn liều lĩnh mang các máy bay F-35 hoàn toàn mới của mình ra thử sức với S-300.

Sự kết hợp của những yếu tố chính trị này đã giới hạn các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, cũng như khiến cho các đơn vị S-300 phải “ngồi chơi xơi nước”. Global Research kết luận.

Mỗi giả thiết này đều có cơ sở của nó. Israel lo ngại làm hỏng mối quan hệ với Nga tại Syria, và vì thế các máy bay của họ làm mọi cách để không lọt vào "tầm mắt" của S-300, mà nhiều khả năng vẫn đang được các chuyên gia quân sự Nga điều khiển.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga cố gắng giữ được sự cân bằng giữa Tel-Aviv và Tehran và không vội vàng tung binh sĩ của mình vào làn đạn của Israel vì những tổ chức vũ trang Iran đang bị Israel săn lùng.

Nga bàn giao hệ thống S-300 cho quân đội Syria năm 2018 (Nguồn RT).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại