Quả cóc – Thứ quả sẵn có trong vườn của nhiều người Việt là thuốc quý chữa bệnh trong Đông y
Cứ mỗi độ thu sang, nhiều người miền Bắc lại thèm nhấm nháp hương vị của nước cóc, của những miếng cóc chín dầm chua ngọt.
Với sắc màu vàng ruộm bắt mắt đậm chất thu, quả cóc không chỉ làm say con mắt mà còn làm lòng người dịu dàng, chộn rộn lại giữa thời điểm đất trời giao thoa. Chính vì thế, mùa cóc chín càng khiến người ta thêm nhớ thêm thương, thêm vấn vương hoài niệm.
Nhưng quả cóc không đơn giản chỉ làm món ăn vặt khoái khẩu, làm nước uống giải khát. Kinh ngạc hơn thế, thứ quả có tên gọi chẳng mấy đẹp đẽ này lại có thể làm thuốc chữa bệnh . Đúng vậy, người ta không chỉ ăn, uống cóc, giờ đây có thể tận dụng vào mùa để làm thuốc chữa bệnh như Đông y khuyên dùng.
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận định như vậy. Loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải khát, tăng cường miễn dịch. Theo vị chuyên gia, trong Đông y, vỏ cây cóc còn được cho là có tác dụng rất tốt để chữa đau bụng. Từ kinh nghiệm dân gian, người ta sử dụng vỏ cây cóc để làm nguyên liệu trong các bài thuốc.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong quả cóc chứa nhiều axit ascorbic. Cứ trong 100g thịt của quả cóc có tới 42g axit ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng . Không những thế, trong cóc có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; axit 0,4% - 0,8%.
Không chỉ làm thuốc chữa bệnh, quả cóc còn được sử dụng để làm đẹp da, tăng cường sức khỏe từ bên trong ra bên ngoài.
Quả cóc cũng như các bộ phận khác của cây cóc có thể làm thuốc chữa bệnh bằng cách nào?
Không chỉ làm thuốc chữa bệnh, quả cóc còn được sử dụng để làm đẹp da , tăng cường sức khỏe từ bên trong ra bên ngoài.
Vì thế, chuyên gia khẳng định, vào mùa cóc đang rộ, bất cứ ai cũng nên bổ sung thường xuyên hơn. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả cóc cũng như các bộ phận của cây cóc được chuyên gia chỉ ra như sau:
- Bệnh nhân tiểu đường: Mỗi ngày có thể uống một lý sinh tố cóc để giảm lượng đường trong máu. Hoặc, bạn có thể áp dụng cách sau làm bài thuốc chữa bệnh, giảm đường huyết: Tách thịt quả cóc chín, vứt bỏ hạt, cắt nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn.
Sau đó, mỗi ngày bạn lấy 3 thìa cho mỗi bữa, dùng trước bữa ăn sáng – trưa – tối chừng 30-40 phút. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống xuống còn 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Bệnh nhân tiểu đường: Mỗi ngày có thể uống một lý sinh tố cóc để giảm lượng đường trong máu.
- Phục hồi thể lực, tăng cường miễn dịch: Trong quả cóc chứa lượng vitamin C dồi dào. Do đó, ăn cóc hay uống nước cóc sẽ giúp bạn đánh bay cảm giác mệt mỏi, nhất là vào thời điểm giao mùa hiện nay. Chưa kể, khả năng hồi phục của vết thương cũng nhanh hơn khi ăn cóc.
- Chữa ho trong thời điểm giao mùa: Trong quả cóc có thành phần long đờm tự nhiên. Nếu bị ho, bạn có thể ăn hoặc uống sinh tố nước cóc sẽ giúp trị ho hiệu quả.
- Da dẻ thiếu sự mịn màng, không đều màu, thiếu sức sống: Ăn mỗi ngày 100g cóc sẽ cung cấp 3,2mg sắt, đáp ứng 18% nhu cầu sắt của cơ thể. Từ đó sẽ giúp da dẻ hồng hào hơn.
Ăn mỗi ngày 100g cóc sẽ cung cấp 3,2mg sắt, đáp ứng 18% nhu cầu sắt của cơ thể.
Chuyên gia nhận định, ăn quả cóc đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bên cạnh việc giúp làm đẹp da thì nhiều người muốn giảm cân cũng có thể ăn cóc. Tuy nhiên, trong quả cóc có vị chua đặc trưng, rất giàu axit. Nếu ăn nhiều có thể gây tình trạng thừa axit trong dạ dày. Do đó, tuyệt đối không ăn cóc lúc đói. Đặc biệt cần hạn chế cho trẻ nhỏ ăn quả cóc...