Thứ kháng sinh tự nhiên rẻ tiền mà hiệu quả, người Việt dùng mà không biết hết công dụng

Ngọc Anh |

Lá trầu không vừa để ăn trầu vừa là 1 loại kháng sinh tự nhiên rất hữu ích. Người dân thường có thói quen dùng lá trầu không để trị các vết thương hở.

Súc miệng khử trùng

Chị Lê Thị Thảo Nguyên – trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội kể những ngày thời tiết thường xuyên thay đổi, nhiều vi khuẩn, virus và dịch cúm chị thường nấu nước lá trầu không và cho cả nhà xúc miệng. Thói quen này chị Thảo Nguyên đã áp dụng 5 năm nay và chị thấy cực kỳ hiệu quả.

Xúc miệng bằng nước trầu không đun sôi không những giúp giảm nguy cơ các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mà còn giúp sạch miệng, trắng răng hơn. Nhờ thói quen này, trẻ nhỏ nhà chị Nguyên không lo bị sâu răng đeo bám.

Không chỉ dùng để xúc miệng, nước trầu không rửa mặt, rửa chân tay đặc biệt là nước trầu không sử dụng để vệ sinh cho phụ nữ sẽ tránh được nguy cơ viêm nhiễm hơn.

Thứ kháng sinh tự nhiên rẻ tiền mà hiệu quả, người Việt dùng mà không biết hết công dụng - Ảnh 1.

Giã nát trầu không để lấy nước rửa vệ sinh cực tốt

Thạc sĩ Hoàng Thị Liên – Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội chia sẻ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh các bác sĩ đã từng đưa ra nghiên cứu lá trầu không có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe răng miệng và hiện nay nó được bào chế thành nước xúc miệng để người dân sử dụng.

Lá trầu không kháng sinh tự nhiên

Theo GS Đỗ Tất Lợi lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và sát trùng rất tốt. Trong lá trầu không chứa tinh dầu và chất tanin có công dụng diệt khuẩn cũng như ức chế ức chế các loại nấm, vi khuẩn phát triển.

Trầu không là một loại cây mọc leo thân nhẵn, lá mọc so lẽ, cuống có bẹ dàu 1,5 – 3,5 cm, phiến lá hình trái xoang dài 10 – 13 cm, rộng 4,5 – 9 cm, phía cuống hình tim, đầu lá nhọn, khi soi lên thấy nhiều điểm chứ tinh dầu rất nhỏ.

Trong lá trầu không có 0,8 – 1,8 % có khi đến 2,4 % tinh dầy tỷ trọng 0,958 – 1,0057 thơm mùi củ đốt, vị nóng. Trong tinh dầu người ta xác định có hai chất phenol và hợp chất phenolic khác.

Thứ kháng sinh tự nhiên rẻ tiền mà hiệu quả, người Việt dùng mà không biết hết công dụng - Ảnh 2.

Lá trầu không chữa được nhiều bệnh từ bên ngoài

Cây trầu không được trồng nhiều nơi ở nước ta và có thói quen trồng lấy lá để ăn trầu. Nó còn được trồng nhiều ở các nước châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixxian, Philipine. Khi làm thuốc họ vẫn lấy lá trầu không bánh tẻ như lá mình ăn trầu.

Theo nghiên cứu của trường đại học Dược Hà Nội, lá trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số loại vi trùng như tụ cầu, subtilit và trực tràng Coli. Phòng đông y thực nghiệm thuộc viện Vi trùng học cũng thí nghiệm lại cũng xác định tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.

Một số bệnh viện của nước ta đã dùng cao nước trầu không thí nghiệm điều trị bệnh viêm cận răng có kết quả.

Ngoài công dụng để ăn, lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết lá trầu không còn dùng giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm hạch bạch huyết.

Nước pha lá trầu không còn được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ em. Ít dùng trong mà chỉ hay sử dụng bên ngoài, liều dùng có thể tùy từng điều kiện. Có nơi giã lá trầu không đắp lên ngực chữa ho và hen hoặc đắp lên ngực cho những người bị tắc sữa.

Có thể lấy 2- 3 lá trầu không cắt nhỏ cho vào cốc nước nhỏ rồi dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không làm như pha chè. Đợi chứng 10 – 15 phút cho chất thuốc trong lá trầu không thôi ra trong nước dùng nước này rửa các vết loét, chàm, mụn nhọt rất tốt. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ mới đẻ. Khi vết loét to hơn thì nên tìm bác sĩ để được chẩn trị phòng nhiễm trùng máu.

Khi dùng lá trầu không nên chọn là bánh tẻ không quá già và không quá non. Nếu rửa sạch lá trần không khi dùng. Đối với phụ nữ bị viêm âm đạo, chỉ có tác dụng chữa viêm còn trường hợp kèm theo nấm thì cần được điều trị thuốc kháng nấm bệnh mới khỏi triệt để.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại