Các cuộc chiến tại Syria và Libya chứng minh một cách thuyết phục rằng tương lai thuộc về các máy bay không người lái (UAV) tấn công và những cuộc không kích của "bầy UAV" là rất rõ ràng.
Trong cả hai cuộc xung đột quy mô cấp khu vực này, Moscow đều ở bên kia chiến tuyến, đối lập với Ankara, và các hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Nga phải đối mặt với những UAV Thổ Nhĩ Kỳ cũng như UAV tự chế của phiến quân quân khủng bố.
Thế nhưng những tổ hợp pháo tên lửa phòng không "Pantsir-S1" của Nga lại có phong độ thất thường.
Vậy nguyên nhân là do đâu?
Tạp chí Defense Express của Ukraine bình luận về vấn đề này với sự công khai đầy ác ý: "Bầy UAV tấn công Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra 'một cuộc thảm sát' thực sự' đối với các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất".
Có thể nói thẳng rằng họ đã cố tình bẻ cong "cuộc thảm sát". Các phóng viên của Ukraine với cả sự hào hứng khi viết về việc có từ 30 đến 40 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị tiêu diệt, trong khi chính những người Thổ lại thừa nhận chỉ có 9: 2 tổ hợp tại Syria và 7 tổ hợp tại Libya.
Để làm rõ quy mô của "thảm hoạ" này, chúng ta hãy cùng nhau nói về những "điểm yếu" cụ thể của tổ hợp phòng không tầm thấp đầy uy lực này Nga.
Điều quan trọng chính là việc tổ hợp này có "vùng chết" nằm bên ngoài góc tà 80 độ, nơi các UAV hoặc tên lửa của địch tự động biến thành tàng hình. Và đúng là có vùng như thế. Nhưng tất cả các tổ hợp phòng không đều có đặc điểm này, do hệ thống radar quét vòng tròn (360 độ) theo góc phương vị.
Chúng tạo nên cái gọi là "cái phễu" nơi thiết bị bay thoát khỏi trường quan sát của radar. Trong các đoạn băng ghi hình hiện có rất dễ thấy rằng những UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các cuộc tấn công khi nằm gần như đúng trong "cái phễu" đối với tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của LNA bị lực lượng GNA do Thổ Nhĩ Kỳ bắt sống ở Libya.
Có khắc phục được không?
Vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ sự thành thục, mưu trí của các kíp chiến đấu và sự phối hợp hiệu quả với những hệ thống phòng không khác, tạo thành thế trận liên hoàn, hỗ trợ và bọc lọt cho nhau.
Pantsir-S1 dù có nhiều điểm vượt trội và kíp chiến đấu dù phát huy hết tình năng của tổ hợp thì cũng không thể nào "đơn thương độc mã" trên chiến trường. Tổ hợp này phải bảo vệ cho tổ hợp khác, đặc biệt trong lúc đang tái nạp đạn.
Sẽ tốt hơn nếu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 sẽ phối hợp và được tổ hợp phòng không tầm trung bảo vệ, lấy ví dụ như Buk-M2. Thực tế chứng minh rằng các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 của Syria đã "làm khổ" bầy UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 của Syria.
Nhưng để làm được điều này, cần phải có sự chuẩn bị một cách chuyên nghiệp và sự thuần thục trong chiến đấu.
Phòng không Syria được các cố vấn của Nga huấn luyện, và họ chỉ mất tổng cộng 2 tổ hợp tên lửa phòng không trong cuộc đối đầu với người Thổ, thậm chí một tổ hợp đã được sửa chữa và đưa trở lại biên chế chiến đấu.
Đội quân thiếu tính kỷ luật của tướng Haftar đã để mất 7 tổ hợp Pantsir-S1 một cách hết sức tệ hại. Một tổ hợp bị hạ gục trong quá trình vận chuyển, một tổ hợp khác – ngay trong nhà vòm bảo quản máy bay. Tổ hợp cuối cùng thậm chí còn được cho là đã bị tiêu diệt bởi quả tên lửa được phóng từ tàu chiến.
Ngược lại, khi nằm trong tay những người "lành nghề và chuyên nghiệp", các tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo thừa sức tự tin bắn hạ các UAV Bayraktar TB2 và Anka-S.
Tại Bắc Phi, Pantsir-S1 cũng từng khiến 2 chiếc UAV Predator tối tân của Mỹ và một máy bay L-39 "tiếp đất", tiêu diệt vài chục tên lửa được phóng từ các tổ hợp pháo phản lực bắn loạt của địch.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria.
Tại Syria, Pantsir-S1 đã làm rất tốt nhiệm vụ bảo vệ bầu trời xung căn cứ không quân Khmeimim khi liên tiếp đẩy lùi các cuộc tấn công ồ ạt của những cheiecs UAV tự chế do các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chế tạo.
Vào năm 2018, chúng cũng tham gia vào lưới lửa phòng không chung của Syria, đánh bại cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa do Mỹ triển khai nhằm vào chính quyền Damascus, đồng minh quan trọng của Nga.
Tất cả những điều đã được chứng minh qua thực tế chiến đấu này và được ví như một chương trình quảng cáo "tự nhiên" nhưng lại hết sức hiệu quả cho tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi Pantsir-S1 đang hứng chịu những cú đòn tới tấp chẳng phải bởi các cuộc tấn công đường không, mà là bằng thông tin mang tích "dìm hàng" từ đối thủ cạnh tranh.
Những tổ hợp phòng không - phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đã chẳng chứng minh được gì nhiều năng lực vốn được quảng bá là "vô đối", khi bỏ lọt cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và UAV của Houthi nhằm vào các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu trọng yếu tại Saudi Arabia.