Căn bệnh dễ đối mặt với tử thần
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thiếu máu não nếu không được điều trị tích cực, toàn diện (thay đổi lối sống, dinh dưỡng…), thì có thể tiến triển nặng gây ra biến chứng nặng như đột quỵ.
Tai biến mạch máu não có nguy cơ tử vong cao, xếp thứ 3 trên thế giới sau ung thư và các bệnh lý tim mạch. Nếu như bệnh trước đây thường gặp ở người trung niên và người già thì nay đối tượng mắc bệnh đang có xu thế trẻ hóa.
Nguyên nhân trẻ hóa bệnh thiếu máu não là do lối sống hiện đại khiến cho người trẻ bị stress nhiều hơn. Những căng thẳng thần kinh đến từ cuộc sống, công việc khiến cho sức đề kháng suy giảm, máu lưu thông kém.
Bệnh đang trẻ hóa và gia tăng còn do hệ lụy của chế độ dinh dưỡng không cân đối, thói quen rượu, bia – thuốc lá, tư thế lầm việc ngồi thường xuyên trước máy tính… Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, mỡ máu. Đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ thiếu máu não.
Phụ nữ là một trong những đối tượng rất dễ mắc căn bệnh thiếu máu não, do phải chịu nhiều áp lực của công việc xã hội còn phải chịu áp lực sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…, cho nên dễ bị thiếu máu não.
Thiếu máu não triệu chứng chỉ thoáng qua nhưng gây có thể gây chết người, ảnh minh họa.
Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, Nguyên Giám đốc (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) nếu thiếu máu não mạn tính thường gặp triệu chứng, đau đầu (chứng đầu thống), chóng mặt (huyễn vựng), mất ngủ (thất miên), hay quên (kiện vong).
Nếu bệnh tiến triển xấu, không được điều trị tích cực có thể có biểu hiện thiếu máu cục bộ tạm thời thoáng qua (TIA), dễ dẫn tới chảy máu não có hồn mê… trong y học cổ truyền gọi là trúng phong.
Thiếu máu não là căn bệnh khi có biến chứng dễ phải đối mặt với "tử thần" vì não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Nếu não thiếu oxy trong 10s thì hoạt động chức năng lập tức bị rối loạn. Nếu trong 4 phút, não không được cấp oxy thì các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại và không hồi phục.
Phương pháp điều trị thiếu máu não nào an toàn và hiệu quả
PGS.TS Trường cho biết: "Y học cổ truyền có tác dụng rất tốt trong dự phòng và điều trị thiếu máu não. Điều đặc biệt là các dược liệu làm thuốc thường không gây ra tác dụng phụ".
Trong đó, Đinh lăng và Bạch quả là hai dược liệu giúp điều trị và hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu não thường được y học cổ truyền nhắc tới.
Đinh lăng có tên khoa học (polyscias fruticosa) là một cây thuốc có cùng họ với nhân sâm (Araliaceae). Trong rễ đinh lăng đã phân lập được nhiều loại saponin giống nhân sâm.
Trong y học cổ truyền loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ ngũ tạng, bổ huyết, giải độc, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm
"Nhiều nghiên cứu cho thấy đinh lăng giúp người suy mòn chóng hồi phục, ăn ngon, ngủ tốt, tăng sức bền, tăng khả năng chịu đựng trong các điều kiện bất lợi", PGS. TS Trường cho hay.
Còn bạch quả còn có tên gọi khác là ngân hạnh, đã được dùng làm thuốc từ gần 3000 năm. Bạch quả có vị ngọt đắng, tính ấm, tác dụng ôn phế ích khí, giảm ho trừ đàm.
Qua thực tế lâm sàng, bạch quả có tác dụng hoạt huyết khá mạnh, đã cải thiện tuần hoàn máu não và ngoại vi, ức chế các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, ngăn chặn các gốc tự do, ổn định màng tế bào, chống viêm, giảm co thắt cơ trơn .
"Việc dùng đinh lăng kết hợp với bạch quả chủ yếu có tác dụng bồi bổ sự thiếu hụt do khí hư, huyết hư, hoạt huyết để chống ứ trệ, tăng cường lưu thông khí huyết giúp điều trị thiếu máu não", PGS. TS Trường nhấn mạnh.
Cũng theo PGS. TS Trường việc điều trị bệnh thiếu máu não dù do bất cứ nguyên nhân gì, ở mức độ, giai đoạn nào đều có bệnh lý đơn thuần hoặc phối hợp của khí trệ, huyết ứ, huyết hư, khí hư, đàm thấp trệ.
Đinh lăng, bạch quả 2 dược liệu điều trị thiếu máu não rất hiệu quả.
Với thiếu máu mạn tính, để tăng được lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng được khả năng biến dạng hồng cầu, giảm độ nhớt máu, tăng được lượng oxy máu não đều cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị như hoạt huyết, bổ khí bổ huyết, trừ đàm táo thấp...
Cebraton là thuốc bổ não được làm từ dược liệu Bạch quả và Đinh lăng sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO (thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của tổ chức y tế thế giới WHO). Cebraton có tác dụng điều trị suy giảm trí nhớ, thiểu năng tuần hoàn não và hội chứng tiền đình.
Nghiên cứu tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy Cebraton cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, 97,5% bệnh nhân hết rối loạn giấc ngủ và chóng mặt, 92,5% bệnh nhân hết đau đầu sau 30 ngày điều trị bằng Cebraton (*Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO:
Trụ sở: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Thông tin chi tiết truy cập http://cebraton.vn/thong-tin-san-pham.html
(*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng)