Chuyện ly kỳ về thiếu nữ Hồi giáo chống khủng bố

Trương Thắng |

(Soha.vn) - Rất nhiều lần bị giết hụt nhưng cô quyết không đầu hàng.

Malala Yousafzai, cô bé 16 tuổi người Pakistan đã trở thành một nhân vật nổi tiếng sau khi cô bị Taliban truy sát ở quê nhà 1 năm trước, ngay trên đường đang đi học về. Và giờ cô lại tiếp tục nhận được một lời đe doạ về sự săn đuổi tới cùng từ Taliban. Kẻ phát ngôn của Taliban Shahidullah Shahid đã phát biểu cô bé vẫn là mục tiêu sau khi cô xuất bản cuốn sách về những tư tưởng của mình.

Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
Cô gái nhận giải thưởng từ David Beckham

Sở dĩ cô gái này trở thành mục tiêu của Taliban vì cô đã có những phát ngôn công khai và dũng cảm đòi hỏi quyền được tới trường, được giáo dục cho phụ nữ ở Pakistan. Điều này là trái với tư tưởng của hội khủng bố khi chúng áp đặt rằng phụ nữ không nên được đi học.

Kẻ phát ngôn của Taliban Shahidullah Shahid đã phát biểu cô bé vẫn là mục tiêu sau khi cô xuất bản cuốn sách về những tư tưởng của mình:”Cô gái này không phải một cô gái dũng cảm và không có sự can đảm.Chúng tôi sẽ bắn cô ta lần nữa vào bất cứ lúc nào chúng tôi có cơ hội. Cô ta đã muốn chống lại đạo Hồi thì chúng tôi sẽ giết cô ta, đề chúng tôi có thể cảm thấy tự hào. Đạo Hồi không cho phép giết phụ nữ, những ngoại trừ những kẻ có ý đồ chống lại tôn giáo của chúng tôi”.

Vào tháng 10 năm ngoái, cô bé đã bị bắn vào đầu ngay sát mắt trái sau khi liên tục đưa ra những phát biểu động viên và ủng hộ những cô gái đến trường, chống lại lệnh cấm nữ giới đến lớp của Taliban tại quê nhà Pakistan của cô. Bất chấp những lời đe doạ trước đó về việc tạt axit hay lợi dụng tình dục, cô gái đã quyết không chịu thua và tiếp tục quyết tâm đến trường đi học.

Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
Trường nữ sinh trung học ở Birmingham Malala đang theo học
Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
Malala phát biểu ở Thư viện Birmingham

Với sự ủng hộ của người cha, Malala đã viết một cuốn nhật kí online và thực hiện những cuộc phỏng vấn với báo giới nhằm khuyến những nữ giới nên đến trường. Cô luôn an ủi và thuyết phục những người bạn mình đừng sợ, hãy đến trường học tập vì “Taliban chưa bao giờ giết một cô gái nhỏ bé cả”.

Trong cuốn tự truyện và phát biểu trên tạp chí Parada, Malala nhớ lại về cái ngày một tên khủng bố cố bắn ba phát vào đầu cô: “Mấy cô gái đừng gần tôi đã hét lên thất thanh. Moniba, bạn tốt nhất của tôi nói rằng lúc đó tôi đã siết chặt lấy tay cô ấy. Bạn bè kể lại cho tôi là tên khủng bố đã bắn 3 phát, viên đạn đầu tiên đã xuyên qua hốc mắt trái và đi qua vai trái của tôi. Tôi đã ngã vào người Moniba trong khi máu tuôn ra ở tai trái. Hai viên đạn còn lại đã găm vào cô gái đi cạnh tôi. Thật kinh hoàng, bạn tôi kể lại tay súng cũng đã run rẩy khi bóp cò súng, hắn đã gọi to tên tôi trước khi nổ súng”.

Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
 

Tất cả mọi thứ, từ sách vở tới quần áo của Malala đẫm máu, cô đã gần như tử nạn. Sau đó cô được đưa đến Anh để điều trị nhưng chấn thương nặng đến nỗi cha cô đã chuẩn bị tinh thần để tổ chức đám tang. Tuy nhiên như một phép màu, cô gái bé nhỏ đã từng bước hồi phục sau khi được chuyển qua một bệnh viện tim sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ.

Bây giờ cô đang sống ở Birmingham với gia đình mình và bắt đầu đi học trường nữ sinh trung học Edgbaston vào tháng 3 năm 2013. Cô đã được mời đến nhận giải thưởng Tuổi trẻ, Giáo dục và Thịnh vượng chung được tổ chức bởi nữ hoàng Anh và công tước điện Edinburg, diễn ra tại điện Burkingham vào tháng này.

Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
Malala ở bệnh viện Birmingham
Ly kỳ câu chuyện thiếu nữ chống khủng bố bị dọa giết
Gia đình Malala

Cô gái đã phải trải qua một thời gian thật khó khăn để làm quen với cuộc sống ở nước Anh, nơ cơ chế khác xa với quê nhà của cô. Cô cho biết :” Ở đây người ta dạy kịch, nhạc, hội hoạ và thể dục, những môn mà ở Pakistan không có. Ở đây người ta không phạt học sinh bằng roi,… Thật khó để nhanh chóng điều chỉnh theo tôn giáo và xã hội ở đây. Tôi chưa từng được thấy phụ nữ lại được tự do như thế, họ có thể đi bất cứ đâu, bất kì khu chợ nào mà không cần ai đi cùng. Ở Pakistan, nếu phụ nữ muốn ra ngoài đường họ phải đi cùng với một người đàn ông, ai cũng được, kể cả một cậu bé năm tuổi”

Cô bé dũng cảm đã được nhận danh hiệu Niềm tự hào nước Anh vào tối qua do ngôi sao David Beckham trao sau khi xứng đáng được bầu chọn từ hàng nghìn người trong cộng đồng vì sự dũng cảm chống lại khủng bố. Sự dũng cảm ấy đã nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ từ khắp nơi trên thế giới, và cô bé cũng đã được mời phát biểu ở Liên hợp quốc trong ngày sinh nhật thứ 16 của mình. Ngay cả nữ hoàng Anh cũng rất ấn tượng với cô bé và quyết định trao cho cô giải thưởng danh giá Tuổi trẻ, Giáo dục và Thịnh vượng chung.

Với tinh thần dũng cảm của mình, nhiều người cho rằng cô sẽ là một ứng cử viên cho giải thưởng Nobel hoà bình.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại