Lắp cho J-20 động cơ mạnh hơn cả hàng Mỹ, Trung Quốc có thoát khỏi "bàn tay" Nga?

QS |

Trung Quốc hiện đang phụ thuộc rất lớn vào động cơ Nga để trang bị cho các máy bay chiến đấu nội địa.

Sau khi đi vào hoạt động trong mùa xuân năm 2017, tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc trở thành mẫu tiêm kích tàng hình duy nhất được phát triển bên ngoài nước Mỹ, nó được xem là một biểu tượng nổi bật của Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất máy bay quân sự hàng đầu thế giới.

J-20 là mẫu tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng, được kỳ vọng sẽ kế tục J-11B – trụ cột trước đây của Không quân Trung Quốc, và mang lại cho Bắc Kinh "bản sao tuyệt đối" duy nhất của tiêm kích F-22 Raptor Mỹ - mẫu chiến đấu cơ hạng nặng được thiết kế với vai trò tương tự.

Mặc dù được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, từ cảm biến, vũ khí cho tới khung máy bay giúp giảm diện tích phản xạ radar, nhưng J-20 vẫn có những thiếu sót lớn do phải phụ thuộc rất nhiều vào động cơ AL-31FM2 của Nga.

Loại động cơ này lần đầu tiên được Không quân Nga đưa vào biên chế trong năm 2014, được phát triển dành cho các cường kích thế hệ 4++ Su-34. Động cơ AL-31FM2 có liên quan chặt chẽ với mẫu động cơ AL-41F-1S phát triển cho Su-35 (cũng là một mẫu máy bay Trung Quốc mới trang bị) nhưng mạnh hơn một chút.

Trung Quốc đã bỏ ra nhiều nỗ lực để tìm cách phát triển động cơ nội địa phù hợp với J-20, tiêu biểu có thể kể đến động cơ WS-10 và WS-15.

Lắp cho J-20 động cơ mạnh hơn cả hàng Mỹ, Trung Quốc có thoát khỏi bàn tay Nga? - Ảnh 1.

Tiêm kích J-20 trang bị động cơ WS-10.

WS-10 được phát triển dành cho các tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc, từ tiêm kích một động cơ J-10B tới tiêm kích trên hạm 2 động cơ hạng nặng J-15. WS-10B là phiên bản cải tiến của WS-10. Trong năm 2019, nó có vẻ đã được tích hợp cho các tiêm kích tàng hình J-20.

Mẫu động cơ này có nhiều khả năng tương đồng với mẫu AL-31FM2 của Nga và dự kiến sẽ thay thế cho các động cơ Nga trong biên chế quân đội Trung Quốc.

WS-10G, một biến thể khác của WS-10, đang được Trung Quốc phát triển với vector lực đẩy, và lực đẩy lớn hơn 9% so với phiên bản trước để tăng khả năng hoạt động, cũng như độ cơ động cho máy bay.

Theo tạp chí MW, đây được xem là một bước tiến đáng kể của ngành hàng không quân sự Trung Quốc trong một lĩnh vực mà họ vốn tụt xa so với các đối thủ, đưa Bắc Kinh lên một tầm cao mới mà hiện mới chỉ có Nga và Mỹ đạt được.

Lắp cho J-20 động cơ mạnh hơn cả hàng Mỹ, Trung Quốc có thoát khỏi bàn tay Nga? - Ảnh 3.

Động cơ WS-15 của Trung Quốc được cho là sẽ mạnh mẽ hơn động cơ F-135 của Mỹ

Ngoài các biến thể của WS-10, một loại động cơ khác mạnh mẽ hơn cũng đang được Trung Quốc phát triển, đó là WS-15. Mẫu động cơ mới này vượt xa khả năng của các loại động cơ hiện nay do Nga, Trung thiết kế, đồng thời được cho là sẽ hiệu quả hơn cả hai mẫu F119 và F-135 mà Mỹ trang bị cho các tiêm kích F-22 và F-35.

Các động cơ WS-15 đã bước vào giai đoạn thử nghiệm nâng cao nhưng nó được cho là thiếu độ tin cậy để triển khai tiền tuyến.

Công tác tích hợp động cơ mới cho J-20 dự kiến sẽ được tiến hành đầu những năm 2020 và tiêm kích tàng hình của Trung Quốc dự kiến sẽ gia tăng năng lực đáng kể. Hiện đang có nhiều đồn đoán cho rằng những chiếc J-20 trang bị động cơ WS-15 sẽ được tái định danh là J-20A.

Quá trình phát triển WS-15 được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu nhiều công nghệ mới cho J-20. Một số công nghệ đã được Bắc Kinh tích hợp, trong đó có tên lửa không-đối-không siêu vượt âm và hệ thống dữ liệu an toàn hơn trước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại