Thất hẹn với một người, người phụ nữ nhận cái kết đắng: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ngọc Ái |

Khi điều trị bệnh, không ít người tự ý dừng thuốc, thất hẹn với bác sĩ vì bận rộn hoặc cảm thấy cơ thể mình khá lên. Điều này rất nguy hiểm!

Bác sĩ Liu Boren (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ, trong số các bệnh nhân của ông cũng có một trường hợp vì thất hẹn, không điều trị bệnh nhỏ kịp thời mà dẫn tới ung thư giai đoạn cuối.

Khi phát hiện ung thư dạ dày, người phụ nữ vô cùng hối hận vì đã thất hẹn với bác sĩ 2 năm trước (Ảnh minh họa)

Người này khoảng 40 tuổi, cách đây 2 năm được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch viêm khớp dạng thấp. Để điều trị bệnh trên, bệnh nhân phải sử dụng tác nhân sinh học, một loại thuốc có tác dụng ức chế viêm miễn dịch. Bác sĩ Liu Boren cảnh báo rằng việc sử dụng thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm lao, thậm chí một số ít trường hợp có thể dẫn đến khối u.

Sau khi kiểm tra, phát hiện cô ấy nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) trong dạ dày. Bác sĩ Liu Boren lên phác đồ tái khám dạ dày và điều trị bằng kháng sinh trong 2 tuần. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã thất hẹn với ông, không muốn điều trị khuẩn HP vì cho rằng nó không nguy hiểm, mình không cảm thấy khó chịu và muốn tiết kiệm chi phí sau khi chữa bệnh viêm khớp.

Cho đến gần đây, cô quay lại bệnh viện vì ăn không ngon, bụng khó chịu và sụt cân rất nhanh. Kết quả, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 4, nguyên nhân xác định do nhiễm khuẩn HP. Cô vô cùng hối hận vì hai năm trước đã chủ quan, thất hẹn với bác sĩ Liu Boren nhưng tất cả đã quá muộn!

Cẩn thận với vi khuẩn HP - “sát thủ” gây ung thư dạ dày

Theo bác sĩ Liu Boren, rất nhiều người không biết về mức độ phổ biến và nguy hiểm của vi khuẩn HP. Trên thực tế, chúng chỉ kém phổ biến hơn nhiễm khuẩn sâu răng, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể nhiễm phải. Trong khi đó, loại vi khuẩn này được mệnh danh là “sát thủ” với dạ dày bởi thống kê chỉ ra có khoảng 80 - 90% ca ung thư dạ dày là do nhiễm khuẩn HP.

Cụ thể, loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng có cơ chế tiết enzym urease đặc biệt giúp thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm - loét dạ dày, tá tràng, thậm chí không điều trị kịp sẽ gây ung thư dạ dày.

Khi vi khuẩn HP xâm nhập và gây hại cho cơ thể, sẽ có các triệu chứng như:

- Đau hoặc rát ở vùng thượng vị (bụng trên).

- Buồn nôn, nôn mửa.

- Trướng bụng, đầy hơi.

- Ợ nóng, ợ chua.

- Hôi miệng bất thường.

- Cảm giác khó tiêu, chán ăn kéo dài.

- Sụt cân không rõ lý do.

- Đi ngoài phân đen (trong trường hợp viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày).

Thường xuyên đau rát vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu có thể là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu này có thể không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác, vì vậy việc khám và xét nghiệm kịp thời là rất quan trọng. Điều trị vi khuẩn HP có hiệu quả rất cao nhưng quan trọng là cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế acid dạ dày trong khoảng 1 - 2 tuần.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ đúng hoặc vi khuẩn kháng thuốc, quá trình điều trị có thể kéo dài và phức tạp hơn. Việc tái nhiễm sau điều trị cũng là một vấn đề cần lưu ý, nên bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm tra định kỳ.

Với trường hợp của người phụ nữ kể trên, cô đã thất hẹn với bác sĩ, bỏ qua phác đồ điều trị cũng như nhiều dấu hiệu ban đầu. Cuối cùng, cô đã phải trả giá cho sự chủ quan của mình bằng “cái kết đắng” ung thư dạ dày. Cô chủ động chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng đây sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, nhất là người đang điều trị bệnh.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Family Doctor

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại