Đầu tiên hãy bàn đến người thời Tống (960-1279, Trung Quốc) thường ăn uống ra sao?
Chúng ta cùng tìm hiểu với căn cứ theo các sách "Đông Kinh Mộng Hoa Lục" của học giả Mạnh Nguyên Lão, "Đô Thành Kỷ Thăng" của tác giả Mạnh Đắc Ông và sách "Mộng Lương Lục" của Ngô Tự Mục và "Võ Lâm Cựu Sự" của Chu Mật.
Vào thời nhà Tống, quan đại thần Tô Đông Pha (tên thật là Tô Thức) không chỉ nổi tiếng về một sự nghiệp chính trị, sự nghiệp văn thơ mà còn nổi tiếng về cảm quan trong lĩnh vực ẩm thực.
Thậm chí ông từng cho rằng vẫn muốn ăn thử... cá nóc ngay cả khi có nguy cơ phải chết một lần. Không chỉ có sở thích ăn những món lạ, ngon, ông còn sáng tạo ra một món ăn gọi là "Đông Pha Trử Tử" (thịt chân giò kiểu Tô Đông Pha).
Khi ấy, có một loại canh phổ biến gọi là canh "kết tình", khá phổ biến và được ăn thường xuyên. Thậm chí có câu "Tam nhật nhập trú hạ, rửa tay nấu kết tình" – ý nói cứ ba ngày xuống bếp thì cần phải nấu loại canh này một lần.
Học sĩ Tô Đông Pha còn có thói quen thích ăn thủ lợn. Ông rất thích ăn thủ lợn nấu nhừ, sau đó dưới lên thủ lợn một loại sốt làm từ nước mơ để tăng độ chua ngọt.
Minh họa khung cảnh buôn bán thời nhà Tống (Ảnh: Qulishi.com)
Trên thực tế, nhà Tống đã có những hoạt động thương mại tương đối sôi nổi cùng các kỹ thuật thủ công nghiệp khá phát triển so với các quốc gia xung quanh. Đội ngũ những người làm các công việc liên quan đến thủ công nghiệp và thương nghiệp rất lớn, có khi chiếm tới 1/10 dân số trong kinh thành. Các gia đình khá giả cũng tập trung nhiều ở kinh đô.
Ngoài kinh đô thì các thành thị nhỏ cũng rất phát triển. Theo thống kê trong sử liệu, thì các thị trấn sầm uất thời Bắc Tống có số lượng lên tới 1.900 thị trấn, còn thời Nam Tống là 1.300 thị trấn. Đó là chưa kể đến các làng xã nhỏ dưới thị trấn cũng khá phồn thịnh.
Tầng lớp thương nhân buôn bán ở mức vừa và nhỏ chính là tầng lớp có nhiều người giàu có nhất trong xã hội, thậm chí ở nông thông cũng có tầng lớp này xuất hiện. Hình ảnh trong "Thanh Minh Thượng Họa Đồ" cho thấy có nhiều các vườn trà, tiệp thuốc, tửu quán (quán rượu), tiệm hoa, cửa hàng lụa, cửa hàng công cụ... cho thấy thời đó buôn bán phát triển rất rầm rộ.
Một bữa tiệc rượu của sĩ phu thời Tống (Ảnh: Qulishi.com)
Đặc biệt, các ngành nghề liên quan đến đánh bắt, kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản cũng rất đa dạng và được cho là có tiềm năng.
Tuy nhiên điều kỳ lạ là trong các tài liệu lại không thấy ghi lại nhiều các món liên quan nổi tiếng đến sản vật đến từ biển như hải sâm, vây cá mập, yến xào...
Tại sao lại như vậy? Câu trả lời đến từ bốn lý do sau đây
Thứ nhất, kỹ thuật nấu nướng chưa thực sự được phổ biến rộng rãi, mà chỉ tập trung vào những người có tay nghề. Trước thời nhà Tống, các món ăn cũng được chế biến tương đối đơn giản và ít hải sản, thậm chí một món bình thường như món cua chiên phải đến thời Bắc Tống mới có.
Còn về dụng cụ nấu món hải sản thì cũng tương đối phức tạp, các loại chảo cũng phân ra làm nhiều loại như chảo dày, chảo mỏng, nồi lớn nhỏ khác nhau... Các món hải sản thời đó khó chế biến và thường được coi là các món độc, lạ.
Vì vậy, đối tượng thường xuyên được dùng các món này cũng là những người giàu có và quyền lực như quan lại hoặc quý tộc chứ người dân bình thường thì có rất ít cơ hội thưởng thức.
Thứ hai, ăn uống thời nhà Tống cũng cần có sự tính tế, sự tính toán sao cho ăn uống vừa phải đảm bảo sức khỏe. Trong sách "Đông Kinh Mộng Hoa Lục" có cả một phần tên là "Tế Chấp Thân Vương Thôn Thất Bách Nhập Nội Thượng Thọ" nói chi tiết về chế độ ăn uống điều độ, cân bằng để đạt sức khỏe tốt dành cho tầng lớp cao quý trong xã hội.
Ví dụ như khi ăn đồ ăn thì nên hạn chế chia làm nhiều loại bát đĩa, thậm chí cốc tách cũng cần được tính toán. Khi bắt đầu tiệc thì có thể uống hai ly rượu nhưng phải ăn rau trước. Đến ly rượu thứ ba thì nên ăn thêm đồ gì, ăn thêm bao nhiêu rau, cũng được tính toán.
Tất cả đều có quy tắc. Còn đối với tầng lớp bình dân thì mọi thứ đơn giản hơn nhiều, có thể ăn bánh, hoa quả khi uống rượu, sang hơn thì chuẩn bị chút thịt, canh là đã có một bữa tiệc rượu phong phú.
Bức học "Hàn Hi Tài Dạ Yến Đồ" miêu tả một bữa tiệc đêm (Ảnh: Art.ifeng.com)
Thứ ba, người thời Tống cũng có phương pháp ăn khá độc đáo, như chia phần ngay trên bàn ăn. Các thức ăn chính là rượu, gạo, bánh bột mỳ. Thói quen ăn uống kiểu chia phần này được cho lầ giúp đơn giản hóa bữa ăn.
Nhìn vào bức họa "Hàn Hi Tài Dạ Yến Đồ" thì có thể thấy dường như không giống mọi người đang cùng ngồi một bàn ăn. Rượu thậm chí còn được coi là "món chính" thời kỳ này. Nhiều các món ăn khác được dọn lên cũng là để phục vụ cho cách thưởng thức rượu mà thôi.
Hoàng đế Tống Huy Tông, người đã hạ lệnh cấm giết và ăn thịt chó (Ảnh: Wikipedia)
Thứ tư, dân gian thời Tống khá e dè trong chuyện chế biến món ăn cao cấp. Các loại đồ ăn được coi là sang như hải sâm, tổ yến, vây cá mập được ghi nhận chỉ xuất hiện trong dân chúng vào thời nhà Minh, cụ thể là thời Vĩnh Lạc đế.
Thời Minh, dân gian có sự phóng thoáng và táo bạo hơn trong việc chế biến và tìm các món ăn mới. Kỹ thuật nấu ăn thời nhà Minh cũng phát triển vượt bậc. Nhà sử học nổi tiếng Hoàng Nhân Vũ trong sách "Vạn Lịch Thập Ngũ Niên" cũng đã khẳng định điều này. Điều này được cho là do sự thoải mái hơn, bình đẳng hơn trong quản lý xã hội thời nhà Minh so với thời Tống.
Theo các nghiên cứu chính thức, thời Tống người dân tuy thờ ơ với hải sản như với các loại thịt thì sử dụng thực sự rất nhiều. Trong cuốn "Mộng Hương Lục" ghi: "Ở Hàng Châu, cửa hàng bán thịt rất nhiều, phố Bá Bắc là nơi bán nhiều thịt nhất, là chợ thịt hàng ngày, các căn nhà trong phố giết thịt không biết bao nhiêu mà kể".
Ngoài thịt lợn, thịt bò, thịt dê... thì người dân còn có cả thịt chó. Thịt chó được tiêu thụ rất nhiều. Nhưng đến thời vua thứ tám của nhà Tống là Tống Huy Tông thì có sự việc như sau:
Vào khoảng giữa các năm niên hiệu Sùng Ninh (1102-1106), có một viên hoạn quan là Phạm Trí Hư kiến nghị với hoàng đế rằng: Chó là loài vật tượng trưng cho sự trung thành, không phải để lấy thịt, mà nhân dân thì ăn thịt chó nhiều quá, mong hoàng đế hãy ngăn việc này.
Tống Huy Tông đồng ý, ra lệnh cấm giết thịt và ăn thịt chó trong cả nước. Từ ấy, việt giết thịt chó là phạm pháp nhưng nhu cầu, thói quen của người dân thì vẫn còn.
Vì thế, tại các cửa hàng thịt, người ta vẫn lén lún bán thịt chó, nhưng để tránh sự kiểm tra gắt gao của quan lại, khâm sai hoặc người của triều đình thì họ treo đầu dê hoặc cừu lên trước gian hàng của mình nhằm ngụy trang.
Thành ngữ "Treo đầu dê, bán thịt chó" xuất hiện từ ấy. Thành ngữ này về sau dùng để chỉ sự làm ăn gian dối, lừa lọc của các con buôn.
Tham khảo: QULISHI.COM