Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay?

Hoài Giang |

Mặc dù ấn tượng về mặt số lượng nhưng chỉ xấp xỉ 1/3 tổng số máy bay và 20% máy bay chiến đấu của Trung Quốc được coi là hiện đại theo tiêu chuẩn phương Tây.

Thực lực của không quân Trung Quốc

Vào ngày 1/10, Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh ấn tượng để kỷ niệm 70 năm quốc khánh. Xe phóng tên lửa đạn đạo sẽ đi qua Quảng trường Thiên An Môn và kết thúc bởi một màn trình diễn không quân, bao gồm máy bay chiến đấu J-20.

Trong báo cáo thường niên mới nhất về danh sách máy bay của Không quân Giải phóng quân Trung Quốc (PLAAF) cho thấy có 39 chiếc J-7 cũ kỹ, 96 chiếc J-8, 235 chiếc J-10, 346 chiếc thuộc họ Sukhoi Flanker (J-11/J-16/Su-27/Su-30/Su-35) và 10 chiếc J-20.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 1.

Máy bay J-7 của Trung Quốc

Chuyển sang máy bay cường kích, danh sách liệt kê 70 chiếc JH-7/JH-7A và 118 máy bay Q-5 đã lỗi thời.

Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASI) có trụ sở tại Hoa Kỳ gần đây đã xuất bản Báo cáo thứ 2 về "Sức mạnh hàng không vũ trụ PLA (Quân giải phóng nhân dân TQ): Sự tiên phong về xu hướng trong lực lượng không quân, không gian và tên lửa của Trung Quốc" đã chỉ ra thực tế như sau:

"Chỉ 47% trong số các máy bay chiến đấu của PLAAF được đánh giá là hiện đại và 53% là các loại máy bay cũ kỹ. Đáng chú ý là Trung Quốc đã cho loại biên gần 3.500 máy bay tiêm kích đánh chặn lỗi thời kể từ năm 1995".

Báo cáo cho biết thêm: "Mặc dù ấn tượng về mặt số lượng, nhưng chỉ xấp xỉ 1/3 tổng số máy bay và 20% máy bay chiến đấu được coi là hiện đại theo tiêu chuẩn phương Tây".

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 2.

Máy bay J-8 của Trung Quốc

Máy bay thế hệ 4

PLAAF được cho là đã bắt tay vào một nỗ lực đầy tham vọng để hệ thống việc thay thế các máy bay tiêm kích đánh chặn thế hệ 2 và 3 đã lỗi thời, thiếu khả năng tấn công tầm xa, hệ thống radar tiên tiến và khả năng chiến tranh điện tử bằng máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 và 5.

Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 và thứ 3 bao gồm J-7 (bản sao của MiG-21) và J-8, đã lỗi thời theo tiêu chuẩn của Mỹ, mặc dù Trung Quốc đã dần dần nâng cấp hệ thống điện tử, radar và vũ khí.

Máy bay cường kích Q5 (biến thể của MiG-19) chỉ là một máy bay thế hệ thứ 2, và nhiều nghi vấn cho rằng chúng không còn lại bao nhiêu trong các đơn vị không quân Trung Quốc.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 3.

Máy bay cường kích Q5 trong một đồ họa

Nói cách khác, J-10 và J-11 tạo thành xương sống của lực lượng không quân Trung Quốc. Vào năm 2003 nó là thiết kế máy bay chiến đấu hiện đại tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc và hiện tại nó có đã được nâng cấp lên cấu hình J-10C mới nhất.

Điều này đồng nghĩa với việc J-10 được bổ sung thêm một radar quét mảng pha điện tử (AESA) và khả năng mang tên lửa không đối không PL-10 và PL-15.

Lữ đoàn không quân 72 đặt tại Bộ Tư lệnh chiến khu Trung Bộ hiện đã được trang bị đầy đủ J-10C trong khi đó, Lữ đoàn không quân số 2 đóng tại Chifeng của Bộ chỉ huy chiến khu Bắc Bộ đang trong quá trình chuyển đổi từ J-10A sang biến thể J-10C mới nhất.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 4.

Máy bay chiến đấu đa năng J-10C của Trung Quốc

Tuy nhiên máy bay chiến đấu đa năng J-10 một động cơ vẫn được trang bị động cơ AL-31FN.

Tập đoàn máy bay Thành Đô có thể giúp tăng khả năng cơ động của J-10B với hệ thống điều khiển công nghệ lực đẩy vector (TVC) tại Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2018 bằng động cơ WS10B3 tự sản xuất với khả năng điều khiển vòi phun trên ống xả.

Sự xuất hiện của WS10B3 khiến nhiều người dự đoán rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi hệ thống TVC được trang bị hàng loạt trên máy bay chiến đấu.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 5.

Hình ảnh được cho là vòi phun của động cơ WS10B3

Mike Yeo, phóng viên của Defense News và là một chuyên gia hàng không vũ trụ bình luận:

"J-11 được biết đến chỉ vì về cơ bản nó là một phiên bản máy bay thuộc dòng Flanker của Nga với một số chiếc J-11B được trang bị hệ thống điện tử hàng không Trung Quốc. Chúng ngang hàng với các máy bay chiến đấu phương Tây thế hệ thứ 4. "

Nói tới J-10, Yeo đã ví loại này là "F-16 "đời giữa", không phải là phiên bản F-16D mới nhất mà có lẽ chỉ là Block 52".

Yeo đồng ý rằng việc phát triển động cơ phản lực hiệu suất cao và tin cậy vẫn là một trở ngại lớn đối với Trung Quốc:

"Tôi nghĩ rằng dường như đó là một thách thức rất lớn đối với họ để thực hiện bước cuối cùng để thực sự làm chủ công nghệ động cơ đó. Họ thực sự đang phải vật lộn.

Rõ ràng, họ có J-11B lắp động cơ WS10 Trung Quốc được coi là tương tự với J-16. Nhưng nếu bạn nhìn vào nó, đánh giá này có vẻ miễn cưỡng".

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 6.

Máy bay J-11 của Trung Quốc

Chuyên gia Mike Yeo cho biết một trong những bước đầu tiên là việc đưa động cơ WS10 lên J-10, và bước thứ hai sẽ triển khai nó trên máy bay chiến đấu hải quân J-15.

"Cả hai hiện tại đều không trang bị động cơ WS10, nó cho thấy rằng nói rằng động cơ chưa phù hợp để lắp trên một máy bay chiến đấu một động cơ hoặc máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay.

Và rõ ràng, hai (điều kiện) này rất khắt khe, vì chúng yêu cầu sai số nhỏ hơn so với động cơ của máy bay cất cánh từ mặt đất".

J-11 được sao chép từ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27 của Nga (Trung Quốc đã mua một số Su-27SK/UBK vào đầu những năm 1990), trong khi J-15 là bản sao chép trắng trợn của Su-33.

J-11B được đưa vào trang bị vào khoảng năm 2007 và nó cung cấp cho PLAAF khả năng tấn công mặt đất.

J-16 hai chỗ ngồi là máy bay cường kích bản địa mới hơn của PLAAF, và nó được "lấy cảm hứng" từ Su-30MKK mà Trung Quốc mua từ Nga.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 7.

Máy bay J-16 của Trung Quốc

Điều này có nghĩa là J-16 cũng có "bộ genes mạnh mẽ" của dòng Sukhoi Flanker Nga, cũng như nhiều máy bay khác của Trung Quốc.

PLAAF được cho là đã nhận được J-16 đầu tiên vào năm 2014 và nó được phát triển lần đầu tiên vào năm 2017. Không rõ có bao nhiêu chiếc đã được sản xuất cho đến nay.

Đề cập đến sở thích sao chép của Trung Quốc (hoặc "giải mã công nghệ" nếu cần một uyển ngữ), Yeo nói:

"Tôi nghĩ rằng nó vẫn sẽ là một phần quan trọng của những gì Trung Quốc đang làm, đặc biệt là trong một số công nghệ hiện đại hơn như các radar quét mảng pha điện tử, và rõ ràng là công nghệ động cơ hiện đại.

Chúng vẫn rất quan trọng đối với Trung Quốc, họ vẫn muốn tạo ra bước nhảy vọt trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong công nghệ động cơ nơi họ vẫn chưa thể làm chủ được nó".

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi PLAAF gần đây đã mua 24 chiếc Su-35 hiện đại từ Nga sau khi ký thỏa thuận vào năm 2015.

Yeo chỉ ra: "Họ có thể không sao chép toàn bộ Su-35, nhưng họ có thể nghiên cứu những gì người Nga có. Ý tôi là muốn xem họ đang đứng ở đâu.

Tôi không rõ máy bay và động cơ của Nga tốt hơn Trung Quốc đến mức nào. Ý tôi là người ta đồn rằng người Trung Quốc đang phát triển radar AESA, nhưng dường như không thể trang bị rộng rãi.

Chúng tôi đã thấy nó trên máy bay phát triển, nguyên mẫu của công ty, nhưng dường như nó chưa được đưa xuống xuống các đơn vị PLAAF".

Máy bay chiến đấu Nga Su -35 và tiêm kích tàng hình F-22 trên chiến trường Syria. Video

Máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc

Máy bay chiến đấu "mũi nhọn" Trung Quốc hiện tại chắc chắn là J-20, mặc dù việc các đơn vị chiến đấu được tiếp nhận nó khá muộn màng.

Vào tháng 7, J-20 đã được bàn giao cho Lữ đoàn 9 đóng tại căn cứ không quân Vu Hồ, đây là lần đầu tiên nó được đưa vào trang bị trong một đơn vị ở tiền tuyến thay vì các đơn vị thử nghiệm (các Lữ đoàn 176 và 172).

Vu Hồ nằm ở phía tây Thượng Hải, khá gần Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, vị trí này giải thích một phần lý do tại sao nó được lần đầu tiên đưa vào trang bị trong các lực lượng đóng quân tại đó.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 10.

Từ trái qua: các máy bay J-10, J-16, J20

Đài Loan là vấn đề chiến lược quan trọng đối Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) và ảnh hưởng lớn đến thiết kế của máy bay chiến đấu J-20 cũng như việc triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại ở các khu vực gần hòn đảo.

Giá của J-20 (được Shephard Media ước tính khoảng 110 triệu USD mỗi chiếc) sẽ hạn chế việc trang bị đại trà và nhiều khả năng nó sẽ được sử dụng như một vũ khí cao cấp tương tự cách người Mỹ triển khai F-22 Raptor trong Không quân Hoa Kỳ.

Yeo nói thêm: "Từ quan sát của tôi, dẫn đầu các cuộc tập kích tầm xa là vai trò của J-20. Tuy nhiên khoang vũ khí của nó dường như không có khả năng mang theo tên lửa hành trình tầm xa, ít nhất là trên những chiếc J-20 ở hiện tại, chúng không đủ chiều dài.

Nó có thể phù hợp với 6 tên lửa không đối không tầm xa và hai tên lửa tầm ngắn hơn ở các khoang bên, nhưng dường như không đủ lớn để chứa các tên lửa tầm xa đang có trong trang bị của PLA hiện tại".

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 11.

Các máy bay J-20 và J-16 tại một căn cứ không quân

Không quân Trung Quốc tái cấu trúc ra sao?

Trước đây PLAAF có 50 sư đoàn không quân, mỗi sư đoàn thường có hai trung đoàn duy trì hoạt động và một trung đoàn huấn luyện cho đến khi cơ cấu này bị loại bỏ vào những năm 1980.

Đến năm 2015, Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 25 sư đoàn không quân, bao gồm 14 sư đoàn máy bay chiến đấu, 3 sư đoàn máy bay ném bom, 3 sư đoàn cường kích, 2 sư đoàn nhiệm vụ đặc biệt và 3 sư đoàn vận tải.

Tuy nhiên, CASI ghi nhận rằng, vào giữa năm 2018, các con số đã giảm một lần nữa chỉ còn 9 sư đoàn - 3 máy bay ném bom, 3 vận tải và 3 nhiệm vụ đặc biệt.

Lý do khiến các sư đoàn không còn tồn tại vì PLAAF chuyển sang cấu trúc lữ đoàn, một quá trình khởi động vào tháng 12/2011.

Tham vọng hiện đại hóa Không quân của Trung Quốc: Khó khăn do thiếu máy bay? - Ảnh 12.

Ở cấp vĩ mô, Trung Quôc sát nhập các Quân khu trước đây trở thành các Chiến khu theo vị trí địa lý

Đến tháng 5/2017, tất cả các sư đoàn máy bay chiến đấu, cường kích, máy bay ném bom cùng các đơn vị trực thuộc đã biến mất. Chúng được tổ chức lại ở mô hình lữ đoan hoặc bị xóa phiên hiệu hoàn toàn.

CASI bình luận: "mỗi lữ đoàn có hơn 30 máy bay, từ 3 đến 5 phi đoàn trực thuộc, trong đó có 1-2 phi đoàn huấn luyện chuyển tiếp.

Mỗi phi đoàn có 2 nhóm bay, mỗi nhóm có từ 2-3 phi đội máy bay trực thuộc với khoảng 3-5 chiếc máy bay mỗi phi đội.

"Mỗi lữ đoàn trực thuộc một căn cứ, nằm dưới sự chỉ huy của một bộ chỉ huy không quân của chiến khu.

Yeo đã chỉ ra rằng cấu trúc lữ đoàn mới mang tính modul hơn.

"Các lữ đoàn độc lập có thể hình thành để thực hiện các đơn vị nhiệm vụ hỗn hợp".

Tất nhiên, kế hoạch nói trên yêu cầu bổ sung thêm sức mạnh cho không quân, và điều này khiến số lượng máy bay chiến đấu sẽ phải tăng đáng kể hơn những gì Không quân Trung Quốc đang sở hữu.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc được giới thiệu năm 2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại