Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường và 5 cách làm giảm hiệu quả

H. Yến |

Giảm tê bì châm chích, đau bỏng rát chân tay, chuột rút về đêm do biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường sẽ dễ dàng hơn với 5 cách trong bài viết sau.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị tê tay chân?

Nhiều người bệnh tiểu đường nghĩ rằng những triệu chứng tê rát chân tay, chuột rút là do tuổi già. Ít ai ngờ, đó chính là hậu quả của biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường. Đường máu tăng cao làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thần kinh, đồng thời làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu từ não bộ tới các chi, gây giảm cảm giác tại đây.

Triệu chứng tê tay ở người tiểu đường thường bắt đầu ở các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó lan ra cả bàn tay và bàn chân. Người bệnh có thể bị kèm một số dấu hiệu khác như ngứa ran, nóng rát bàn chân, cảm giác kim châm, kiến bò trên da, đau hoặc chuột rút... Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm, khi đi ngủ.

Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường và 5 cách làm giảm hiệu quả - Ảnh 1.

Biến chứng tê bì tay chân làm tăng nguy cơ hoại tử, đoạn chi ở bệnh nhân đái tháo đường.

Chân tay tê bì khiến người bệnh ít cảm giác được nóng lạnh hay đau đớn nên khó phát hiện sớm các vết thương. Lâu dần vết thương có thể loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử phải đoạn chi. Chưa kể đến, càng ngày cảm giác ở chân tay càng giảm khiến việc điều trị càng khó khăn hơn.

Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của biến chứng thần kinh, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm.

5 cách giảm tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường

Để giảm tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường, người bệnh cần giảm đường huyết và ngăn chặn quá trình tổn thương hệ thống thần kinh bằng những phương pháp sau:

Cách 1: Dùng thuốc điều trị

Bạn có thể được kê đơn các thuốc trị tê bì chân tay tiểu đường như thuốc giảm đau, chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, vitamin B12… bên cạnh thuốc hạ đường huyết. Nhưng những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách 2: Massage

Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ kích thích giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho chân.

Cách 3: Chườm ấm

Nước ấm có tác dụng tăng lưu thông máu và giúp giảm đau tê do bệnh thần kinh ngoại vi gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đo nhiệt độ nước trước khi dùng. Bởi biến chứng thần kinh ngoài gây tê còn khiến bạn khó nhận biết nóng lạnh dẫn đến nguy cơ bị bỏng cao.

Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường và 5 cách làm giảm hiệu quả - Ảnh 2.

Chườm ấm giúp giảm tê tay chân.

Cách 4: Vận động

Ít vận động làm giảm tuần hoàn máu tới các chi, giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết, từ đó gián tiếp khiến tình trạng tê bì nặng hơn. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên duy trì tập luyện hàng ngày. Nếu có biến chứng bàn chân (vết thương, vết loét) hay biến chứng xương khớp, nên chọn đạp xe, yoga… thay đi bộ để giảm tác động đến vùng bị thương.

Cách 5: Dùng thảo dược hỗ trợ

Nguyên nhân gây tê bì là do mạch máu và hệ thần kinh bị tổn thương. Do đó, việc bổ sung các thảo dược có tác dụng bảo vệ mạch máu thần kinh cũng là một giải pháp hỗ trợ tốt giúp tăng hiệu quả giảm tê bì.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những thảo dược như Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Nhàu có khả năng chống oxy hóa, giúp hỗ trợ giảm thiểu các tổn thương trên mạch máu thần kinh do tiểu đường. Ngày nay, những thảo dược này được kết hợp với một số chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm tốt vào mô thần kinh như Alpha lipoic acid để tăng hiệu quả cải thiện chứng tê tay chân và giảm đau đớn do biến chứng thần kinh tiểu đường.

Bệnh tê tay chân ở người tiểu đường rất dễ dẫn đến loét chi. Do vậy, ngoài 5 giải pháp trên, bạn cần biết cách kiểm tra và chăm sóc bàn chân hàng ngày.

Cách chăm sóc bàn chân, tránh biến chứng tê bì gây loét chân

Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên dành 10 - 15 phút để chăm sóc và tự kiểm tra bàn chân theo các bước:

• Rửa chân bằng nước ấm, sau đó lau khô hoàn toàn.

• Dùng gương soi quan sát toàn bộ bàn chân, xem có dấu hiệu bất thường nào không. Nếu thấy bàn chân có nhiều nốt chai, vết thương, nứt da, vết loét, vết thâm đen, cần tới bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn.

• Cắt móng chân ngay sau khi tắm hoặc ngâm chân trước với nước ấm trước, sau đó cắt nhẹ nhàng theo vòng cung của móng, tránh giật gây vết thương.

Ngoài ra, người bệnh cần luôn mang giày, tất thoải mái. Điều này cũng giúp ngăn ngừa biến chứng tê bì chân tay tiểu đường gây loét chân.

Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường và 5 cách làm giảm hiệu quả - Ảnh 3.

Sử dụng thêm Tpbvsk Hộ Tạng Đường mỗi ngày cũng hỗ trợ người tiểu đường type 1, type 2 phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại