Thương vong của TQ tại thung lũng Galwan vẫn là 'ẩn số"?
Vụ đụng độ biên giới Trung-Ấn trong 6 tiếng của đêm ngày 15/6/2020 được cho là có sự tham gia của ít nhất 600 binh sĩ thuộc Trung đoàn Bihar (IAF) và PLA tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir.
Về phía Ấn Độ, đã có 20 binh sĩ thiệt mạng. "Vũ khí lạnh" (gậy sắt, dùi cui, đá và các vũ khí thô sơ khác) cùng với khí hậu khắc nghiệt trong khu vực được cho là hai nguyên nhân dẫn tới thương vong nặng nề nói trên.
Theo phía Ấn Độ, lý do của đụng độ là hành động đơn phương của Trung Quốc trong nỗ lực "thay đổi hiện trạng" khi hai nước thực hiện việc "giảm căng thẳng" ở khu vực Ladakh.
Bắc Kinh thì cho rằng nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ hai lần vượt biên và các hành động khiêu khích của binh lính Ấn Độ trong ngày 15/6.
Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ Vijay Kumar Singh cho biết ít nhất 40 binh lính Trung Quốc (tức là gấp đôi thương vong của IAF) đã thiệt mạng.
Kể từ đó tới nay, cả hai phía đều tăng cường binh lực bao gồm trang bị vũ khí hiện đại như xe tăng, pháo binh và không quân tới khu vực.
Ảnh vệ tinh khu vực thung lũng sông Galwan (Nguồn: Planet Labs).
TBT Hoàn Cầu: TQ đang tỏ ra "thiện chí" nhằm tránh "kích động xã hội"?
Cuộc đụng độ hôm 15/6 giữa Quân đội Ấn Độ (IAF) và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở khu vực thung lũng Galwan để lại "vết thương khó lành" cho hai quốc gia.
Mặc dù chịu thương vong trong vụ việc, nhưng cho tới thời điểm hiện tại Bắc Kinh vẫn chưa tiết lộ số binh sĩ PLA thiệt mạng.
Chỉ sau vụ đụng độ 1 ngày, ông Hu Xijin (Hồ Tích Tiến), Tổng biên tập tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) tiết lộ trên mạng xã hội twitter như sau:
"Theo những gì tôi được biết, phía Trung Quốc cũng hứng chịu thương vọng trong "cuộc đụng độ vật lý" ở Thung lũng Galwan. Tôi muốn nói với phía Ấn Độ rằng đừng tỏ ra kiêu ngạo và hiểu sai hành động kềm chế của Trung Quốc là sự yếu đuối.
Trung Quốc không muốn đụng độ với Ấn Độ, nhưng chúng tôi không sợ điều đó.
Twitt của ông Hu Xijin, Tổng biên tập tờ Global Times hôm 16/6, 1 ngày sau vụ đụng độ ở Thung lũng Galwan.
Phía Trung Quốc đã không công bố thương vong của PLA trong cuộc đụng độ với binh lính Ấn Độ.
Theo tôi, phía Trung Quốc không muốn người dân hai nước so sánh con số thương vong để tránh gây ra "stoking public mood" (tạm dịch: kích động xã hội). Đây là một hành động thiện chí từ Bắc Kinh".
Nhận xét của ông Hu Xijn về việc Ấn Độ "đừng tỏ ra kiêu ngạo" cho thấy nhiều khả năng các tuyên bố của New Delhi về thương vong của phía Trung Quốc cao hơn đối thủ có thể là sự thật.
Có lẽ hành động nhằm giữ kín con số thương vong của Bắc Kinh để tránh việc phản ứng dữ dội từ người dân Trung Quốc có thể đẩy hai cường quốc hạt nhân vào thế "một mất một còn" trong một cuộc xung đột biên giới mới.
"Theo những gì tôi được biết, phía Trung Quốc cũng hứng chịu thương vọng trong "cuộc đụng độ vật lý" ở Thung lũng Galwan. Tôi muốn nói với phía Ấn Độ rằng đừng tỏ ra kiêu ngạo và hiểu sai hành động kềm chế của Trung Quốc là sự yếu đuối.