Tấn bi kịch bị phanh thây của nhà cải cách trứ danh Trung Hoa

Trần Quỳnh |

Luôn canh cánh lý trong lòng lý tưởng chấn hưng giang sơn, nhưng Vương Mãng đã bị chính những cải cách của mình đẩy vào "cửa tử".

Trong lịch sử Trung Hoa, Vương Mãng được nhắc tới như điển hình của tấn bi kịch anh hùng.

Ngay cả khi đã cấp cho nhân dân ruộng đất, phóng thích gần 400 vạn nô lệ, thi hành nhiều chính sách cải cách, Vương Mãng vẫn phải chịu kết cục bị phanh thây trong tay quân khởi nghĩa.

Bi kịch của ông từng giống với trường hợp của nhà cải cách Vương An Thạch thời Bắc Tống, nhưng kết cục đẫm máu và thê thảm của Vương Mãng lại khiến cho hậu thế đời đời thương cảm.

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến những cải cách của vị vua nhà Tân này đi vào ngõ cụt?

Từ ngoại thích nhà Hán đến khai quốc Hoàng đế nhà Tân

Vương Mãng sinh năm 45 TCN, là cháu ruột của Thái Hoàng hậu Vương Chính Quân – Hoàng hậu duy nhất của Hán Nguyên Đế.

Từ thời của Hán Thành Đế (con trai Vương Chính Quân), ngoại thích họ Vương đã nắm giữ quyền lực trong triều. Đây cũng là tiền đề cho Vương Mãng bước lên vũ đài chính trị.

Sau khi Hán Ai Đế mất, Vương Mãng được thăng chức làm Đại Tư mã. Ngay sau đó, ông đã đưa Hán Bình Đế mới 9 tuổi lên ngôi vua hòng để bản thân dễ bề thâu tóm quyền hành trong triều.

Tấn bi kịch bị phanh thây của nhà cải cách trứ danh Trung Hoa - Ảnh 1.

Trong những năm cuối của thời Tây Hán, nhờ sự chống đỡ của Vương Mãng, Hán triều trên cơ bản vẫn duy trì được đại cục. (Ảnh: nguồn Baike).

Tuy nhiên, là một người có tầm nhìn xa trông rộng, Vương Mãng từ sớm đã thấy cơ nghiệp nhà Hán đang trên đà lụi tàn. Từ đó, ông càng nuôi quyết tâm kiến lập chính quyền mới, tự mình làm vua để danh chính ngôn thuận thực hiện những cải cách với mong muốn vực dậy giang sơn.

Sau này, chính ông đã dâng rượu độc để trừ khử Bình Đế, đưa một hoàng thân 2 tuổi lên ngôi vua, rồi tự xưng là "Giả Hoàng đế".

Năm thứ 8 sau công nguyên, Vương Mãng chính thức lên ngôi vua, thành lập vương triều nhà Tân tồn tại 16 năm trong lịch sử Trung Quốc.

Những chính sách cải cách được Vương Mãng thi hành trên phạm vi toàn quốc, nhưng chúng lại không thể hiện được tính tích cực trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấygiờ.

Bởi vậy, trong suốt 2000 năm qua, Vương Mãn vẫn là một trong những nhân vật lịch sử Trung Quốc được tranh luận nhiều nhất.

Người ca ngợi ông là nhà cải cách lỗi lạc, là bậc anh hùng sinh nhầm thời. Người lại chê trách ông là kẻ ngông cuồng, không hiểu thời thế…

Năm 23 sau công nguyên, đội quân của Tần triều thất bại trong việc đàn áp những cuộc khởi nghĩa nông dân. Vương Mãng chết trong tay quân Xích Mi khi lý tưởng và công cuộc cải cách vẫn còn dang dở.

Nhà cải cách sinh lầm thời đại

Sau khi lên ngôi, Vương Mãng tiến hành "phục cổ cải chế" (thay đổi chế độ theo thời cổ) trên phạm vi cả nước.

Mặc dù mong muốn phục hưng một quốc gia đang trên đà suy thoái, nhưng công cuộc cải cách của ông lại vô tình đắc tội với hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ.

Thứ nhất: cải cách ruộng đất không phù hợp với tình hình trong nước.

Khi nhà Tây Hán mới được thành lập, những chiến lược lâu dài của triều đình đã biến nhiều vùng đất trở nên hoang vu, khiến cho nhân khẩu tụt giảm nghiêm trọng, cùng với đó là không ít những hệ lụy đi kèm.

Đứng trước những khó khăn trăm bề, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã đem đất hoang trên cả nước phân phong cho nông dân, đưa nhà Hán bước vào thời kỳ xây dựng nguyên khí.

Trước những nỗ lực từ triều đình, đến thời kỳ Hán Vũ Đế tại vị, thực lực của Hán triều đã đạt tới độ cường thịnh, nhân khẩu cũng vượt qua con số 6000 vạn.

Lúc này, những quý tộc tham lam của Hán triều bắt đầu dựng lên những màn kịch ruộng đất. Vào thời bấy giờ, nông dân có ruộng trở thành tá điền, phải đóng góp cho triều đình nhiều khoản thuế nhất định.

Trong khi đó, những kẻ cường hào, ác bá thân là quý tộc kia lại không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. Người dân vì muốn thoát khỏi gánh nặng sưu thuế, liền đem ruộng tất giao vào tay quý tộc.

Khi Vương Mãng nắm quyền nhiếp chính, việc đầu tiên ông làm là bắt tay vào cải cách ruộng đất. Vương Mãn nhìn ra: cường hào ác bá lúc bấy giờ đã chiếm đoạt phần lớn ruộng đất trên khắp lãnh thổ, hơn nữa lại không chịu đóng góp bất kỳ khoản thuế nào.

Ngược lại, nông dân từ những người có ruộng lại trở thành những kẻ lao động chân tay dưới trướng địa chủ, quý tộc. Họ luôn mang trong mình khát khao giành lại ruộng đất.

Tấn bi kịch bị phanh thây của nhà cải cách trứ danh Trung Hoa - Ảnh 2.

Những tưởng Vương Mãng đã giúp nông dân được thỏa ước nguyện, nhưng không ngờ các cải cách của ông lại là nguyên nhân châm ngòi cho một loạt khởi nghĩa. (Tranh minh họa).

Bởi vậy, Vương Mãng hạ chiếu thư lệnh cho tất cả các cường hào, địa chủ trên cả nước chỉ được giữ lại không quá 300 mẫu ruộng, còn lại trao trả toàn bộ cho triều đình.

Mệnh lệnh vừa ban ra đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các quý tộc, địa chủ. Tuy nhiên, tầng lớp này phải miễn cưỡng tuân mệnh vì không có đủ thực lực để chống lại Vương Mãng.

Sau đó, Vương Mãng đem ruộng đất thu được phân phát lại cho nông dân, khiến họ một lần nữa trở thành các tá điền.

Vậy nhưng, mâu thuẫn lại nằm ở chỗ: mặc dù được sở hữu ruộng đất, nhưng nông dân lại không có công cụ lao động. Bởi vậy, khi nhận được ruộng đất từ tay triều đình, họ chẳng còn cách nào ngoài việc…bỏ không!

Thêm vào đó, nhận được ruộng đất đồng nghĩa với việc phải thi hành nghĩa vụ đóng thuế. Hơn nữa, thuế ruộng của triều đình lại cao hơn so với số thuế phải nộp cho các địa chủ trước đó.

Vừa không thu được lợi ích, của cải từ ruộng đồng, vừa phải chịu sưu cao, thuế nặng, các nông dân từ chỗ chịu ơn đã nhanh chóng quay sang oán hận cải cách "lợi bất cập hại" của Vương Mãng.

Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy trên phạm vi toàn quốc nhằm lật đổ nhà Tân.

Thứ hai: tả tự do cho 400 vạn nô lệ nhưng vẫn bị bách tính đem lòng oán hận.

Do sự tăng trưởng của nhân khẩu tỷ lệ nghịch với diện tích ruộng đất, nhiều người dân không có ruộng đồng, buộc phải bán thân làm đầy tớ trong các trang viên của địa chủ, cường hào, quý tộc.

Vào thời nhà Hán, số lượng nô tỳ ghi nhận được lên tới con số 400 vạn người. Sau khi xưng đế, Vương Mãng thấy những đầy tớ kia vừa không có tự do, vừa bị bóc lột, nên đã hạ chiếu thư trả tự do cho các nô lệ trên phạm vi toàn quốc.

Xem xét từ góc độ hiện đại, đây là chính sách mang đầy tính nhân văn và ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, ở thời đại lúc bấy giờ, cải cách này của Vương Mãng lại chẳng khác nào "tự mình hại mình".

Những người đầy tớ tuy rằng phải lao động cực nhọc trong nhà của các quý tộc, địa chủ, nhưng ít ra họ cũng được đảm bảo về cuộc sống, không tới mức chật vật lo cơm ăn áo mặc.

Vậy nhưng, chính sách trên của Vương Mãng chẳng khác nào đạp đổ bát cơm mưu sinh của 400 vạn con người. Chính điều này đã khiến họ hận thấu xương vị Hoàng đế vừa trả lại tự do cho mình.

Tấn bi kịch bị phanh thây của nhà cải cách trứ danh Trung Hoa - Ảnh 3.

Chính những cải cách "đắc tội" với đủ tầng lớp trong thiên hạ, Vương Mãng đã vong mạng trong tay quân khởi nghĩa. (Tranh minh họa).

Nhìn nhận dưới con mắt của các quý tộc, địa chủ lúcbấy giờ, tính chất của vấn đề này lại càng thêm nghiêm trọng.

Trước đó, Vương Mãng ra tay tước đoạt ruộng đất của quý tộc, địa chủ,nay lại tiếp tục cướp đi tôi tớ trong tay họ. Tuy rằng một người riêng lẻ không đủ sức để chống lại Vương Mãng, nhưng mỗi người họ đều có thế lực của riêngmình.

Những người này "ngậm bồ hòn làm ngọt", ngậm đắng nuốt cay tuân theo mệnh lệnh của Vương Mãng, thực chất cũng chỉ đang chờ thời cơ để liên thủ lật đổ vị Hoàng đế ấy mà thôi.

Thứ ba: phức tạp hóa lễ nghi, tiền tệ.

Ngay sau đó, Vương Mãng tiếp tục tiến hành cải cách trên phương diện lễ nghi. Ông hạ lệnh cho toàn quốc khôi phục các lễ nghi từ thờiTây Chu.

Cần phải nhấn mạnh rằng: Tây Chu là triều đại có lễ tiết phức tạo vượt xa so với sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của chúng ta. Câu nói "một bước ba lễ" đã miêu tả súc tích điểm đặc trưng về sự cầu kỳ trong lễ nghi của triều đại này.

Cùng với chính sách trên, công cuộc cải cách về tiền tệ trên quy mô lớn chính là mồi lửa châm ngòi cho sự sụp đổ của chính quyền nhà Tân. Chỉ dựa vào một chiếu thư, Vương Mãng cho ra đời hơn 10 loại tiền khác nhau với sự chênh lệch rất lớn về mệnh giá.

Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến các thương nhân, mà còn can thiệp tới đời sống sinh hoạt, buôn bán hằng ngày của nông dân.

Bách tính vốn chẳng phải kẻ ngốc, họ đều đem những loại tiền mới này để sang một bên, tiếp tục sử dụng hệ thống tiền tệ đã được duy trì từ thời Hán Vũ Đế.

Vậy mới thấy, những cải cách của Vương Mãng tuy mang tư tưởng tích cực, nhưng lại không phù hợp với thời thế. Cũng bởi các chính sách trên, Vương Mãng đã đắc tội với cả thiên hạ. Từ địa chủ, quý tộc, nông dân, nô lệ cho tới thương nhân đều "hận thấu xương" nhà cải cách này.

Kết cục bi thương của quân chủ kéo theo sự sụp đổ của vương triều

Vào lúc các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, cường hào, địa chủ và quý tộc ác nơi đều mang theo những tôi tớ của mình hưởng ứng công cuộc lật đổ triều đình. Không chỉ vậy, Vương Mãng còn phải đối mặt với sự phản bội của dân tộc Hung Nô ở phía Bắc.

Tấn bi kịch bị phanh thây của nhà cải cách trứ danh Trung Hoa - Ảnh 4.

Cái chết bi thảm của "nhà cải cách" Vương Mãng để lại nhiều tiếc nuối cho hậu thế. (Ảnh minh họa).

Đối mặt với nguy cơ từ nhiều phía, đội quân củaVương Mãng khó có thể chống đỡ. Trong quá trình đàn áp khởi nghĩa trong nước, quân triều đình bị phân tán nhỏ lẻ. Sau cuộc đại chiến Côn Dương, quân chủ lực của Vương Mãng gần như không còn.

Khi quân Xích Mi đánh vào thành Trường An. Vương Mãng bị quân khởi nghĩa dồn tới chân tường. Mặc dù được các bậc trung thần hết mực bảo vệ, nhưng thực lực của tàn quân triều đình vẫn chẳng khác nào "lấy trứng chọi đá".

Cuối cùng, nhà cải cách Vương Mãng bị giết trong tay quân khởi nghĩa, sau đó thi thể bị phanh thây. Đây cũng chính là một trong những bi kịch anh hùng đau thương nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại