Vào ngày cuối năm các gia đình ở một số vùng miền Việt Nam vẫn giữ thói quen tắm nước lá mùi già. Vậy, tắm lá mùi già có tác dụng gì với sức khoẻ?
Tắm lá mùi già có tác dụng gì với sức khoẻ?
Giải toả căng thẳng
Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Trần Văn Bản, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, cây mùi già tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. Trong đông y có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc.
Lý do, lá mùi vị cay, tính ấm, tác dụng lưu thông khí huyết. Nước lá mùi có công dụng diệt khuẩn rất tốt, làm sạch da, có mùi thơm dịu.
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Rau mùi cung cấp một số chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Các hợp chất này bao gồm terpinene, quercetin và tocopherols, có thể có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch và bảo vệ thần kinh, theo các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất chống oxy hóa trong chiết xuất hạt rau mùi làm giảm viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Loại bỏ chất nhầy
Trong y học cổ truyền, rau mùi tàu vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm. Trong y học hiện đại các nghiên cứu chỉ ra rằng, rễ và lá của mùi tàu có hàm lượng tinh dầu cao và rất giàu dưỡng chất như canxi, sắt, photpho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C. Những loại vitamin này có thể giúp loại bỏ đờm ra khỏi phổi.
Ngoài ra, hạt rau mùi giúp giải nhiệt cơ thể khi bị sốt. Một nghiên cứu chỉ ra rằng lá và hạt rau mùi chứa 30% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
Ngăn ngừa cảm lạnh
Nhiều nghiên cứu cho rằng, trà làm từ hạt rau mùi là thức uống giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Theo các nhà khoa học, hạt rau mùi có các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Nó có thể giúp giảm viêm trong đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều trị cảm lạnh và cúm khi được thêm vào chế độ ăn uống thường xuyên.
Những điều cần lưu ý khi tắm nước lá mùi già ngày Tết
Báo VietNamNet dẫn lời lương y Ngô Đức Phương (Viện Thuốc nam) cho biết, không phải ai cũng được tắm loại nước có mùi thơm rất đặc trưng này. Theo đó, những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.
Với những người vừa ăn no cũng không nên tắm lá mùi già, vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.
Không nên tắm cho những trẻ đã mắc bệnh sởi hay thủy đậu khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay. Bởi việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
Đặc biệt các bà nội trợ cũng lưu ý, việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Tắm lá mùi già có tác dụng gì với sức khoẻ?". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.