Tăng nguy cơ thoát vị đĩa điệm: Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, việc ngồi vắt chéo chân thường xuyên sẽ khiến bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ. Bởi lúc này, hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. Ảnh minh họa
Tê liệt chân: Vắt chéo chân sẽ dồn áp lực lên dây thần kinh mác ở phía sau đầu gối. Bởi vậy, ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể khiến chân hoặc bàn chân của bạn bị tê liệt và giảm lượng máu lưu thông ở chân. Ảnh minh họa
Ảnh hưởng đến thai nhi: Khi mẹ quen ngồi ở tư thế này, chân có thể gây áp lực lên bụng, không gian hoạt động của thai nhi nhỏ lại, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xoay chuyển đến khung chậu. Đây cũng là lý do khiến thai nhi nằm không đúng vị trí. Ảnh minh họa
Suy giãn tĩnh mặc chân: Thói quen xấu này còn làm tăng nguy cơ hình thành triệu chứng "tĩnh mạch mạng nhện" (những mạch máu nhỏ nổi lên hình mạng nhện), mặc dù nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch là do gen kéo theo việc ngồi quá lâu cũng dẫn đến viêm tĩnh mạch. Ảnh minh họa
Ảnh hưởng xấu đến vóc dáng: Không chỉ khiến cho khớp xương đầu gối yếu đi, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng đi hơi nghiêng về phía trước, lưng không thẳng. Ảnh minh họa
Gây viêm nhiễm phụ khoa: Ngồi vắt chép chân khiến nhiệt độ cục bộ bị tăng cao, hình thành môi trường nóng ẩm ở vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, lâu dần có thể gây thống kinh nặng, viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa khác. Ảnh minh họa
Gây suy giảm tuần hoàn máu: Ngồi vắt chéo chân sẽ khiến máu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề. Do đó, cần xoa bóp nhẹ từ mắt cá lên đùi nhằm giảm nguy cơ tạo cục máu đông trong mạch máu ở chân. Ảnh minh họa