Tác hại ghê gớm không thể "đo đếm" của việc đi giày cao gót

Tiểu Nhã |

Gần đây, số bệnh nhân phụ nữ bị thoái hoá khớp gối, bị các biến chứng do đi giày cao gót nhập viện ngày càng cao, không ít người phải âm thầm từ giã đôi giày cao gót đến suốt đời.

Nỗi ân hận mang tên giày cao gót

Chị Trần Thị Thu Hoà trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội đến châm cứu tại bệnh viện Châm cứu trung ương vì bị thần kinh toạ.

Chị Hoà 31 tuổi, lẽ ra ở tuổi của chị chưa thể bị đau thần kinh toạ nhưng do thói quen đi giày cao gót hơn chục năm nay dẫn đến ảnh hưởng hệ xương khớp.

Chị Hoà kể từ khi vào đại học đến nay, chị luôn tự ti vì chiều cao khiêm tốn chỉ 1,49 mét của mình. Để muốn cao hơn chút chị đi giày từ 7 đến 9 cm.

Nhiều khi chị Hoà mạnh dạn nâng chiều cao lên đến 15 cm. Với chị giày cao gót trở thành thứ không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi ra đường mang giày cao chị mới thấy tự tin.

Gần đây, chị Hoà thấy gối đau và đau phần cột sống thắt lưng. Chị đi khám bác sĩ cho biết bị thoái hoá gối và có dầu hiệu đau thần kinh toạ.

Chị Hoà uống thuốc tây y nhưng chỉ bớt đau và bệnh hay tái phát. Chị tìm sang biện pháp châm cứu để hi vọng có thể đỡ hơn phần nào.

Mỗi lần nằm châm cứu, nhìn đôi giày bệt xinh xắn đặt ở phía trước, chị Hoà lại thở dài "nếu biết trước đi giày cao gót nguy hiểm thế này, chị đã chẳng chọn nó mà chấp nhận đi giày búp bê".

Tác hại ghê gớm không thể đo đếm của việc đi giày cao gót - Ảnh 1.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ - Bác sỹ cao cấp – Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch Hội chỉnh hình Nhi Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi bệnh viện Nhi Trung ương cho biết giày cao gót luôn được chị em phụ nữ yêu thích vì nó tôn vinh vẻ đẹp của chị em.

Không những nó giúp chị em trông cao hơn mà còn tạo dáng đi uyển chuyển, thướt tha. Tuy nhiên nó lại là một trong những thủ phạm gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe của gười phụ nữ.

Ông gặp khá nhiều bệnh nhân bị tai biến do giày cao gót trong đó có cả người trẻ tuổi. PGS Hưng cho rằng nguy cơ hiện hữu nhất đó là xẹp xương cổ chân khi chị em đi giày cao gót.

Khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể dồn hết vào cổ chân, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương cổ chân. PGS Hưng đưa ra nguyên nhân dễ bị xẹp xương cổ chân là vì chị em phụ nữ sau khi sinh con thường bị thiếu can xi, dẫn đến loãng xương nên dễ bị xẹp xương.

Còn một biến chứng vô cùng nguy hiểm nữa đó là nhiều chị em phụ nữ còn bị ngã do đi giày cao gót. Khi đi giày cao gót, nếu ngã sẽ hay bị gãy cổ xương đùi nhất, do chị em tuổi mãn kinh thường đi kèm với loãng xương.

Với chấn thương gãy cổ xương đùi, bác sĩ Hưng cho biết ngày xưa cứ gẫy cổ xương đùi coi như là chết. Bởi vì gãy cổ xương đùi bệnh nhân phải đeo nẹp nằm một chỗ. Ngày nay có thể phẫu thuật nhưng vẫn tiềm ẩn đầy rủi ro.

Tác hại ghê gớm không thể đo đếm của việc đi giày cao gót - Ảnh 2.

Những ảnh hưởng của giày cao gót

- Áp lực: Tư thế đi giày cao gót làm đẩy trọng tâm của người ta về phía trước làm cho hông và xương sống lệch khỏi trục sinh lý vốn có.

Giày cao gót làm cho chân người ta trông dài hơn nhưng nếu càng cao thì trọng lực dốn xuống bàn chân càng lớn, tạo áp lực lên các ngón chân.

Việc sử dụng giày cao gót làm cho người phụ nữ không còn đứng đúng tư thế, gót càng cao thì áp lực càng tăng.

- Đầu gối: Sự thay đổi tư thế khi đi lại bằng giầy cao gót làm cho đầu gối phải chịu một lực tác động quá mức, điều này gây ra phần lớn chứng thoái hoá khớp gối ở phụ nữ.

Một nghiên cứu đã phát hiện áp lực khớp gối sẽ tăng lên đến 26 % khi phụ nữ đi giày cao gót.

- Tác động đến bắp chân: Bắp chân có sự kết nối và điều chỉnh tới góc của giày cao gót. Điều này sẽ làm cơ bị co lại và căng.

Đi giày cao gót còn có thể tạo ra các u dầy thần kinh Morton. Vì giày cao gót cùng mũi giày hẹp có thể gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4. Điều này sẽ gây đau và tê các ngón chân

Ảnh hưởng đến gân Achilles là gân mặt sau của chân. Khi phía trước bàn chân bị chúi xuống do gót dày, gân achillles sẽ bị co lên. Gót giày càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén ngắn, việc này có thể gây đau gót chân.

- Biến chứng ngón chân: Giày chật khít sẽ gây biến dạng, trồi xương ngón chân ở người có ngón chân cái to do lực tác động tại vùng này rất lớn.

- Khít quai hậu: Quai hậu bó khít hoặc giày cứng của giày cao gót sẽ kích thích gót chân, gây phình xương gót được gọi là biến dạng Haglund.

- Chấn thương cổ chân: Giày cao gót làm giảm sự thăng bằng ở đôi chân, người đi dễ bị ngã, bị sái cổ chân hoặc gãy xương

- Đau xương bàn chân: Giày cao gót làm thay đổi phân phối trọng lượng cơ thể, người đi lâu sẽ bị đau ở bàn chân và khớp vùng này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

13/12/2024 14:50

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top