T-72M2: Dự án xe tăng "vỏ Nga - ruột Tây Âu" đã thất bại thảm hại ra sao?

Bảo Lam |

Vào giữa thập niên 70, nhà máy ZTS Dubnica của Tiệp Khắc đã tiếp nhận tài liệu kỹ thuật để sản xuất theo ủy quyền các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72M của Liên Xô.

Trong vòng 10 năm tiếp theo, nhà máy đã xuất xưởng vài trăm xe tăng và biên chế cho quân đội Tiệp Khắc và các nước khác thuộc khối Warsaw.

Giai đoạn khó khăn và trì trệ khi quốc gia Tiệp Khắc vẫn tồn tại

Vì những thay đổi chính trị nổ ra tại Đông Âu hồi cuối thập niên 80, nhà máy của Tiệp Khắc phải cắt giảm tốc độ sản xuất. Những khách hàng tiềm năng không còn thời gian nghĩ tới chuyện mua sắm khí tài thiết giáp và vì thế ZTS Dubnica bước vào thời kỳ khó khăn.

Vào những năm 1990, thêm một đòn nặng nề nhằm vào doanh nghiệp này là các tuyên bố của chính phủ cam kết sẽ đóng cửa các nhà máy vũ khí trên lãnh thổ Tiệp Khắc.

Sau khi Liên Xô tan rã, các công nhân chế tạo xe tăng của nhà máy Dubnica đã không còn nhận được sự trợ giúp từ những người “đồng chí” Nga. Các kỹ sư của nhà máy ZTS đã phải bắt đầu tập trung vào những phương án tự chủ nâng cấp xe tăng T-72M.

Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Tiệp Khắc đã thu hút được các nhà sản xuất vũ khí và thiết bị điện tử quân sự nước ngoài quan tâm và các công nghệ nước ngoài hoàn toàn có thể sử dụng trong việc hoàn thiện các xe tăng nâng cấp.

Tuy nhiên, sự hợp tác này đã không thể tiếp tục ở thời điểm những năm 1990 do một loạt những vấn đề chính trị và kinh tế cản trở.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 1.

Xe tăng T-72M của Slovakia

Slovakia độc lập, cơ hội được mở ra

Sau khi Tiệp Khắc tan rã, nhà máy ZTS Dubnica đã có thể liên kết những nỗ lực với các đối tác nước ngoài với vị thế doanh nghiệp quân sự hàng đầu của quốc gia Slovakia độc lập.

Chỉ trong vòng vài tuần sau khi Tiệp Khắc tan rã, giới chức quân sự của Cộng hoà Slovakia đã đi tới kết luận về sự cần thiết phải chế tạo chiếc xe tăng của riêng họ, với khả năng chống lại MBT của nước ngoài.

Tuy nhiên do khả năng hạn chế, nên tạm thời Slovakia dự kiến chỉ nâng cấp sâu các xe tăng T-72M hiện có.

Bộ Quốc phòng nước này đã đưa ra những yêu cầu đối với MBT mới, cũng như định hướng cho các kỹ sư chế tạo xe tăng rằng họ sẽ phải làm ra cỗ xe tăng có thể xuất khẩu, bởi vì tiềm năng kinh tế của quân đội Slivakia không đủ để duy trì hoạt động sản xuất đúng nghĩa.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 2.

Nguyên mẫu 1 của T-72M2 với 2 súng 20mm được nằm ở hai bên sau tháp pháo

Chính việc tập trung sản xuất để bán cho các nước thứ ba nên trang bị cho cỗ xe tăng mới đã lựa chọn các hệ thống điện tử nước ngoài.

Với vai trò đối tác trong hoạt động nâng cấp T-72M, nhà máy ZTS đã lựa chọn công ty SFIM của Pháp và SABCA của Bỉ trở thành các đối tác và nhà cung cấp thiết bị cho việc chế tạo xe tăng Slovakia.

Dự án nâng cấp được đặt tên là T-72M2 Moderna (hay còn gọi là T-72M1), được hình thành trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có nên thay đổi thiết kế ở mức tối thiểu nếu so với xe tăng T-72M.

Nguyên mẫu 1 T-72M2 với hai súng máy 20mm của Slovakia

T-72M2 khác gì T-72M?

Để cải thiện những khả năng vận động chiến đấu, xe tăng Т-72М2 được trang bị động cơ diezel mới S12U với 850 mã lực. Động cơ này là phiên bản do Slovakia chế tạo hoàn thiện và tăng cường trên nền tảng động cơ V-46 của Liên Xô.

Mặc dù T-72M2“Moderna” nâng cấp hoàn chỉnh nặng tới 43,5 tấn, tuy nhiên nhờ bộ truyền động được nâng cấp khiến động cơ khoẻ hơn, khả năng di chuyển được cải thiện với vận tốc trung bình trên địa hình gập ghềnh tăng khoảng 10%.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 4.

Nguyên mẫu 2 của xe tăng T-72M2

Động cơ được cho là giảm tiêu hao nhiên liệu nhờ hệ thống điều khiển mới được tích hợp thiết bị DSM-16 do Pháp sản xuất có thể thu thập thông tin vận hành và thông báo cho kíp lái về các vấn đề phát sinh.

Hệ thống phòng vệ của chiếc xe tăng có nhiều thay đổi. “Moderna” được trang bị hệ thống phòng vệ thụ động “DYNAS” với giáp phản ứng nổ bao quanh phần trước của tháp pháo và thân xe, cũng như phần lớn tiết diện hai bên sườn xe.

Để chống lại các hệ thống vũ khí dẫn hướng bằng quang học hoặc lazer, xe tăng T-72M2 được trang bị các ống phóng đa năng Galix có thể phóng ra các lựu đạn khói, các mục tiêu nhiệt "giả", cũng như những loại đạn phân mảnh để tiêu diệt bộ binh đối phương tiếp cận xe tăng.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 5.

Các ống phóng đa năng Galix và pháo 30mm trên một nguyên mẫu T-72M2

Trong thành phần bảo vệ còn có máy phát hiện bức xạ bằng lazer, hệ thống phòng vệ trước các vũ khí huỷ diệt hàng loạt… Nhà sản xuất còn đặc biệt nhấn mạnh rằng hệ thống dập lửa DEUGRA có thể dập tắt đám cháy trong khoang chứa đạn chỉ trong vòng 150-200 mili giây.

Trong khi những vũ khí cơ bản không thay đổi (pháo chính 125mm nòng trơn 2A46 và súng máy PKT 7,62mm) thì những hệ thống điều khiển vũ khí đã thay đổi gần như toàn bộ với phần lớn là những thiết kế mới bao gồm máy tính đường đạn, các cảm biến và những thiết bị khác do Pháp và Bỉ sản xuất.

T-72M2 được chế tạo nhằm đơn giản hoá việc nâng cấp. Phần lớn các thiết bị có thể được lắp đặt ngay vào những vị trí cũ mà không cần phải cải tiến. Kính ngắm cảm biến nhiệt TIS trong hệ thống điều khiển hoả lực VEGA có kích thước hoàn toàn phù với ống ngắm bắn TPN-1.

Hệ thống điều khiển hoả lực VEGA cũng phù hợp với thước ngắm lazer và các hệ thống ngắm bắn cũ trên chiếc xe tăng phiên bản T-72M. Để đơn giản hoá quá trình sản xuất, T-72M2 được trang bị kính ngắm toàn cảnh SFIM VS-580 tại vị trí trưởng xe.

Điều đáng nói là SFIM VS-580 vào thời điểm đó được sử dụng trên các xe tăng Leopard 1 của Bỉ, AMX-56 Leclerc của Pháp và một vài xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại khác.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 7.

Nguyên mẫu T-72M2 đầu tiên với giáp phản ứng nổ và hai súng máy 20mm

VS-580 giúp quan sát toàn bộ không gian bên ngoài mà không có "góc chết", với khả năng phát hiện các mục tiêu trước khi chúng đi vào khu vực tác xạ hiệu quả.

Nhàn sản xuất tuyên bố hệ thống điều khiển hoả lực mới СУО VEGA Plus cũng được nghiên cứu chế tạo với những tính năng cao hơn nhờ việc sở hữu một vài modul tăng cường các tính năng và thuận tiện trong sử dụng. Tuy nhiên VEGA Plus vẫn chưa được lắp đặt thực tế.

Ban đầu Т-72М2 được bổ sung 2 khẩu súng máy tự động KAA-200 20mm ở phía sau tháp pháo. Chúng được kết nối điều khiển bởi kính ngắm SFIM VS-580 và có thể di chuyển theo chiều dọc trong giới hạn góc từ -4 đến +35 độ, còn chiều ngang theo góc quay của tháp pháo.

Hai súng máy này được dự tính sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các khí tài thiết giáp hạng nhẹ và bộ binh đối phương, cũng như để bắn hạ các máy bay tầm thấp, tuy nhiên sau này chúng được thay thế bằng 1 khẩu súng máy 30mm 2A42 tương tự xe bọc thép BMP-2.

Thiết bị liên lạc cũng có những thay đổi đáng kể. Toàn bộ thiết bị cũ được thay thế bằng hệ thống BAMS trong tần số từ 30 đến 108 MHz và có khả năng thay đổi cách nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống không chỉ giúp liên lạc bằng đàm thoại mà còn truyền dữ liệu kỹ thuật số.

BAMS tích hợp thiết bị đàm thoại kỹ thuật số dành cho xe tăng, với chức năng xử lý tiềng ồn. Sau khi tinh chỉnh, hệ thống liên lạc của xe tăng T-72M2 có thể trao đổi với bất cứ xe tăng hiện đại nào của châu Âu.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 9.

Hai súng máy 20mm hai bên tháp pháo được thay thế bằng một pháo 30mm nằm ở bên phải tháp pháo

Thất bại thảm hại

Xe tăng T-72M2 Moderna một vài lần được trưng bày tại các triển lãm từ năm 1993. Nó được giới thiệu với vai trò không chỉ là cỗ xe tăng chiến đấu chủ lực mới của các đơn vị bộ binh Slovakia, mà còn như chiếc xe tăng để chào bán cho các nước thứ ba.

Trong tài liệu quảng cáo của “Moderna”, người ta thường xuyên nhấn mạnh rằng chiếc xe tăng này là hoạt động hợp tác đầu tiên của Tây và Đông Âu sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, “ưu điểm” này không nhận được sự quan tâm.

T-72M2: Dự án xe tăng vỏ Nga - ruột Tây Âu đã thất bại thảm hại ra sao? - Ảnh 10.

Nguyên mẫu thứ 2 của T-72M2 với pháo 30mm thay thế cho 2 súng máy 20mm

Đa số các nước sở hữu xe tăng T-72 vì những lý do kinh tế, không thể đặt hàng nâng cấp chúng lên thành “M2”.

Các khách hàng tiềm năng khác tại Tây Âu, về phần mình hoàn toàn không cần tới các xe tăng theo nền tảng T-72 của Liên Xô.

Kết quả là chiếc xe tăng “Moderna” là một sản phẩm không có khách hàng. Khách hàng nước ngoài không hào hứng, còn các lực lượng vũ trang Slovakia gặp phải những vấn đề khó khăn về tài chính.

Vì thế, T-72M2 không được sản xuất hàng loạt, còn các nguyên mẫu đã được chế tạo, theo các nguồn tin khác nhau vào khoảng hơn 2 chiếc vẫn tiếp tục chỉ là nguyên mẫu trong các buổi triển lãm.

Nguyên mẫu 2 của T-72M2 trong một triển lãm năm 2019

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại