Ngộ độc nặng vì cầm tiêu chảy
Chị Nguyễn Thị Hà (39 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không thể nào quên được cảm giác mình từ cõi chết trở về. Theo như chị Hà kể cách đây 1 tuần, chồng và con đi chơi và ăn cơm nhà bác họ ở Cầu Giấy, chị Hà ở nhà một mình nên lấy bát canh măng nấu từ trưa ra ăn.
Sau khi, ăn chị còn đi chơi cùng gia đình trên phố đi bộ. Đến 12h đêm về nhà thì chị thấy đau bụng. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ kèm theo cảm giác buồn nôn nhưng nửa tiếng sau thì cơn đau dữ dội hơn. Đau kèm theo nôn ói, đi ngoài.
Chị Hà đau quá cảm giác người co cứng, chồng chị đã ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Vì quá đau, chị Hà vội vàng uống thuốc và cơn đau giảm hơn nhưng xỉu đi ngủ đến gần sáng người sốt cao lên đến 40 độ C. Lúc này, chồng chị đưa vợ vào cấp cứu trong bệnh viện. Cơn sốt cao kèm theo da bị bỏng rát đỏ tấy. Cả người chị vừa nóng, vừa rát và kèm theo những cơn nôn ói.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị ngộ độc thực phẩm và do uống thuốc nhầm nên chất độc không ra ngoài hết mà tích tụ trong cơ thể gây nhiễm độc nặng. May mắn chị Hà đi đến viện kịp thời chậm trễ có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Chỉ gây nên khi ngộ độc
Trường hợp của anh Vương Ngọc Q. 32 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm nặng phải vào viện lúc nửa đêm.
Anh Q. cho biết lúc chiều anh ăn 1 chiếc bánh mì pate ở ngoài đường và về nhà anh ngủ. Đến 7h tối bắt đầu râm rẩm đau bụng và cơn đau tăng dần. Dù là đàn ông nhưng cơn đau cũng khiến anh toát mồ hôi. Anh phải lấy khăn để cắn vào trong miệng cho đỡ cảm giác nghiến răng.
Vợ anh Q đã lấy nước và thuốc uống cầm tiêu chảy cho chồng. Đến 12h đêm anh bị sốt cao do nhiễm độc chất độc từ thực phẩm ngấm vào tạng và gây nhiễm độc toàn thân kèm co giật.
Anh Q phải nằm viện 5 ngày để truyền dịch. Sau khi, ra viện được hơn 1 tuần đến nay sức khoẻ của anh vẫn chưa hồi phục. Anh Q. kể vào bệnh viện rồi mới thấy ngộ độc thực phẩm nhiều người lại đi uống thuốc cầm giống như anh.
Chỉ gây nôn để thải độc
Theo GS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch hội Nội khoa Việt Nam, nguyên trưởng khoa Tiêu Hoá, Bệnh viện Bạch Mai ngộ độc thực phẩm diễn ra hàng ngày và không trừ một ai.
Đặc biệt, rất nhiều trường hợp rơi vào hôn mê do ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể do thực phẩm có sẵn độc tố như nấm, cá nóc, con so biển… cũng có thể do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nấm men, vi rút. Một số trường hợp nhiễm chất hoá học.
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế
Khi bị ngộ độc thực phẩm nguyên tắc đầu tiên là phải thải hết chất độc ra ngoài có thể gây nôn bằng cách móc họng hoặc lấy bàn chải đánh răng lùa nhẹ vào cuống họng để gây nôn, kích thích nôn. Nếu tiêu chảy phải để người ngộ độc thải hết ra ngoài không uống thuốc cầm tiêu chảy, uống thật nhiều nước để tránh mất nước.
Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân tiêu chảy nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha nước với gói orezol theo đúng chỉ dẫn trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để chống mất nước cho cơ thể.
GS Trạch khuyến cáo tuyệt đối không sử dụng các thuốc uống giảm đau, cầm tiêu chảy vì như thế sẽ khiến bệnh nặng lên do chất độc không thải hết ra ngoài mà tích tụ lại trong dạ dày, ruột gây nhiễm độc nặng toàn thân có thể nguy hiểm tính mạng