Sukhoi Su-33 (tên ký hiệu của NATO 'Flanker-D') là một máy bay chiến đấu hải quân do Sukhoi chế tạo riêng cho tàu sân bay cất cánh lần đầu năm 1987. Ảnh: Jetphotos.
Ban đầu loại máy bay này có tên Su-27K trước khi đổi tên thành Su-33. Ảnh: Jetphotos.
Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay, cánh chính có thể gấp lên trên để tiết kiệm diện tích và có cần tiếp nhiên liệu trên không. Ảnh: Jetphotos.
Su-33 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 8/1987 và bắt đầu được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 1994. Ảnh: Jetphotos.
Hiện có khoảng 24 chiếc Su-33 đang được biên chế hoạt động trên Đô đốc Kuznetsov - tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga. Ảnh: Jetphotos.
Tuy có kích thước lớn nhưng Su-33 có thể cất và hạ cánh ở cự ly rất ngắn, tầm 100m. Ảnh: airplane-pictures.
Việc trang bị thêm cánh mũi làm Su-33 vừa tăng thêm độ cơ động, đồng thời hỗ trợ cho việc cất và hạ cánh trên tàu sân bay. Ảnh: airplane-pictures.
Su-33 có lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu sự ăn mòn của môi trường nước biển. Ảnh: airplane-pictures.
Radar của Su-33 được cho là có thể tự động phát hiện đến 10 mục tiêu nguy hiểm trên không và trên biển. Ảnh: Airliners.net.
Nó có thể hạ được tên lửa hành trình vốn là mối nguy cho các tàu chiến. Ảnh: airplane-pictures.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-33 là 33 tấn. Ảnh: Airliners.net.
Chiến đấu cơ một chỗ ngồi Su-33 có tầm bay tối đa là 3.000km. Ảnh: Airliners.net.
Su-33 được trang bị hệ thống định vị quán tính; hệ thống dẫn hướng vô tuyến và móc cáp để hạ cánh trên tàu sân bay. Ảnh: Airliners.net.
Trang bị vũ khí trên Su-33 bao gồm pháo hàng không 30mm; tên lửa có điều khiển tầm trung R-27R1(ER1), R-27T1(ET1); rocket không điều khiển S-8KOM, S-8OM, S-13OF, S-25-OFM-PU… Ảnh: Airliners.net.
Ngoài ra Su-33 cũng có thể mang theo bom không điều khiển OFAB-500 phá mảnh thông thường, bom chùm RBK-500… Ảnh: Airliners.net.