Nga nâng cấp những gì cho trực thăng Mi-171E?

Bình Nguyên |

Mi-171E là một phiên bản hiện đại của họ trực thăng Mi-17 do Nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude (Nga) sản xuất và có trong biên chế của KQVN. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu khách hàng

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của khách hàng, Công ty trực thăng Nga (Russian Helicopters) đã tiến hành nâng cấp trực thăng đa dụng Mi-171E, đưa nó lên một tầm cao mới.

Những cải tiến vượt trội

Dựa trên những đột phá về công nghệ chế tạo trực thăng được phát triển gần đây, Mi-171E sẽ mang trên mình động cơ cùng hệ thống cánh quạt hoàn toàn mới, giúp cho dòng máy bay đã tốt nay càng tốt hơn nhất là trong khía cạnh tiết kiệm nhiên liệu.

Cuối năm ngoái, Russian Helicopters (công ty thành viên của Tập đoàn công nghệ quốc doanh Rostec) đã bắt đầu bay thử nghiệm Mi-171E tại Nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude (UUAP). Các chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành liên tục trong 1 tháng nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động để đưa ra những điều chỉnh tối ưu.

Chiếc Mi-171E mẫu được trang bị hệ thống cánh quạt chính và cánh quạt đuôi mới hình chữ X chế tạo từ vật liệu nhựa composit kèm bộ triệt âm nâng cấp, động cơ VK-2500PS-03 với hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cùng hệ thống cân bằng cải tiến và khung sườn nâng cấp, cứng, vững hơn.

Nga nâng cấp những gì cho trực thăng Mi-171E? - Ảnh 1.

Trực thăng Mi-171E. Ảnh: Tập đoàn Rostec.

Ông Leonid Belykh - Giám đốc điều hành của Nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude cho biết: "Với các thiết bị mới được ứng dụng, cho phép Mi-171E tăng được tốc độ tối đa, mở rộng tầm bay và tải trọng treo ngoài lớn hơn, đồng thời nâng cao độ tin cậy, ổn định cho các chuyến bay ở động cao lớn, nơi không khí loãng và ở những vùng có nhiệt độ cao.

Bên cạnh đó, cách bố trí cánh quạt đuôi và cánh quạt chính hoàn toàn mới đã giúp giảm đáng kể mức độ ồn. Chúng tôi hy vọng rằng dòng trực thăng hiện đại hóa này có thể thu hút sự quan tâm đặc biệt của các khách hàng truyền thống cũng như những khách hàng mới".

Tất cả các cấu kiện của hệ thống vận chuyển đều nhẹ hơn, có nguồn cung dồi dào giúp giảm bớt sự phức tạp trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng. Hệ thống làm tan băng kỹ thuật số trên các cánh quạt chính và cánh quạt đuôi cũng là một trong những điểm mới của Mi-171E.

Động cơ VK-2500PS-03 với chế độ khẩn cấp có công suất cực đại lên tới 2.700 mã lực, tăng 1,5 lần so với động cơ thế hệ trước. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cho phép giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của các khối thiết bị điện tử cũng như hệ thống cáp nối, đảm bảo đồng bộ với chế độ hoạt động của động cơ.

Từ đó cho phép duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu của các động cơ ở mức tiêu thụ nhiên liệu ít nhất. Hệ thống máy phát điện phụ mạnh mẽ Safir 5K/G MI với công suất 20kW cho phép khởi động động cơ chính dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiên liệu.

Nga nâng cấp những gì cho trực thăng Mi-171E? - Ảnh 2.

Trực thăng Mi-171E. Ảnh: Tập đoàn Rostec.

Cải tiến để chinh phục khách hàng

Russian Helicopters có trụ sở chính ở Moscow được đánh giá là một trong những nhà chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới, là doanh nghiệp liên hợp thiết kế cũng như sản xuất trực thăng và động cơ duy nhất ở Nga với 5 cơ sở sản xuất trực thăng, 2 phòng thiết kế cùng các cơ sở sản xuất phụ tùng và hạ tầng sửa chữa để thực hiện tốt dịch vụ sau bán hàng ở Nga và trên toàn cầu.

Riêng trong năm 2016, số lượng máy bay mà Công ty Trực thăng Nga đã bàn giao cho khách hàng lên tới 189 chiếc với tổng doanh thu theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đạt 214,3 tỷ Rub.

Ngoài khách hàng chính là các bộ, ngành liên bang Nga (Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Các tình trạng khẩn cấp), các doanh nghiệp vận tải hàng không chủ chốt của Nga thì Russian Helicopters còn chinh phục được rất nhiều khách hàng nước ngoài.

Trong đó có Không quân Việt Nam với các loại trực thăng đời mới như Mi-171, Mi-171E và Mi-172. Đây chính là những dòng trực thăng mới được Không quân Việt Nam đầu tư mua sắm gần đây, dần dần thay thế cho các máy bay Mi-8 đang bắt đầu già cỗi.

Nga nâng cấp những gì cho trực thăng Mi-171E? - Ảnh 3.

Các loại máy bay trực thăng Mi-17 hiện đại của Không quân Việt Nam. Ảnh: QĐND.

Trong tương lai nhu cầu về các loại trực thăng mới của Việt Nam sẽ còn lớn hơn, Việt Nam trở thành một khách hàng quan trọng, được nhiều nhà chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới chào hàng bằng những loại trực thăng mới, hiện đại với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nếu trực thăng Nga không mạnh tay cải tiến, tung ra những sản phẩm tốt thì sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong việc duy trì thị trường truyền thống là Không quân Việt Nam.

Bởi không chỉ Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới khi mua sắm (trực thăng) đều đánh giá rất kỹ hiệu quả về kinh tế, tính năng kỹ - chiến thuật của sản phẩm để lựa chọn sản phẩm tốt nhất, và khi đó, mối quan hệ bạn hàng truyền thống vẫn là yếu tố được ưu tiên nhưng sẽ không đóng vai trò quyết định.

Nâng cao năng lực sửa chữa trực thăng dòng Mi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại