Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua

Thanh Huyền |

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết vừa chi 818 triệu USD để đặt hàng Lockheed Martin sản xuất thêm 790 tên lửa không-đối-đất JASSM-ER.

"Tập đoàn Lockheed Martin đã được trao một hợp đồng trị giá 818.210.722 USD ... để sản xuất cho lửa không đối đất chung (JASSM) cỡ 17 và 18", theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hợp đồng được ký để cung cấp 360 tên lửa JASSM-Extended Range (ER) 17; 390 tên lửa JASSM-ER cỡ 18 và 40 tên lửa JASSM-ER cỡ 17 dành cho Quân đội nước ngoài (FMS), Bộ Quốc phòng cho biết thêm.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 2.

Bản hợp đồng sẽ được thực hiện tại Orlando ở bang Florida của Mỹ trong 4,5 năm tới và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 31/10 /2024, bản phát hành cho biết. Ảnh: Military-Today.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 3.

Tên lửa AGM-158B JASSM-ER là biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa AGM-158 JASSM được đưa vào sản xuất từ năm 1998. Nó được dùng để tấn công các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu dưới lòng đất và được xây dựng kiên cố. Ảnh: airforce-technology.


Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 4.

Tên lửa không-đối-đất JASSM-ER có tầm hoạt động khoảng 930 km, hơn hẳn JASSM (chỉ 370 km). JASSM-ER có kích thước chiều dài 4,26 m, rộng 550 mm, chiều cao 450 mm, sải cánh dài 2,7 m và trọng lượng phóng 1.023 kg.Ảnh: Military-Today.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 5.

JASSM-ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng "miễn dịch" với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương. Ảnh: Military-Today.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 6.

Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là có thể cập nhật các dữ liệu về mục tiêu trong suốt quá trình bay giúp tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công các mục tiêu tầm xa. Ảnh: Military-Today.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 7.

Tên lửa JASSM hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt. Ảnh: Military-Today.

Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 8.

Lần đầu tiên JASSM-ER được thử nghiệm là vào ngày 18/5/2006, được máy bay B-1B Lancer thả tại xuống phía Nam New Mexico. Ảnh: Military-Today.


Sức mạnh tên lửa JASSM-ER mà Mỹ không tiếc tiền mua - Ảnh 9.

Tên lửa JASSM-ER có thể được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15E Strike Fighter, F-16 Fighting Falcon, B-52H. Ảnh: airforce-technology.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại