Sự thật về bom H, thứ vũ khí đáng sợ nhất trong lịch sử loài người

Lê Cao |

Quả bom này là thứ vũ khí khủng khiếp nhất mà loài người từng phát minh ra. Theo các chuyên gia, nếu phát nổ nó có thể giải phóng nhiệt lượng đạt đến... nhiệt độ Mặt trời.

Bom nhiệt hạch (bom H hay bom khinh khí) hoạt động mô phỏng quá trình giải phóng năng lượng hạt nhân trên mặt trời, có khác biệt ít nhiều so với nguyên lý bom nguyên tử (bom A).

Sức công phá của bom nhiệt hạch là từ sự bùng nổ của hạt nhân hydro khi chúng chuyển thành helium. Bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn nhiều lần bom nguyên tử do nhiên liệu sử dụng nhẹ hơn và phản ứng nhiệt hạch có hiệu suất cao hơn phản ứng nguyên tử.

Về cơ bản, trái bom nguyên tử làm kíp nổ sẽ tạo phản ứng phân hạch, giải phóng nhiệt lượng khổng lồ - lên đến hàng triệu độ C - để kích hoạt quá trình tổng hợp hạt nhân trong trái bom H. Quá trình này thậm chí giải phóng nhiệt lượng còn kinh khủng hơn, có thể đạt đến... nhiệt độ Mặt trời (hàng triệu đến chục triệu độ C).

Sự thật về bom H, thứ vũ khí đáng sợ nhất trong lịch sử loài người - Ảnh 1.

Bom H: Vũ khí đáng sợ nhất trong lịch sử loài người

Chính vì nguyên lý này, bom H có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. 

Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kiloton (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT). Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom H thông thường sẽ được tính bằng megaton - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.

Trong lịch sử, quả bom khinh khí đầu tiên "Ivy Mike" do Mỹ thử nghiệm vào năm 1952 có sức công phá mạnh 10,4 megaton, tạo ra một nhiệt lượng tác động trong bán kính 56 km. Trong khi đó trái Fat Man - thứ đã giết chết 40.000 người tại Nagasaki mới chỉ có sức nổ khoảng... 21 kiloton.

Đó là chưa kể đến tác hại lâu dài khi kích nổ chúng. Dù được cho là bom "sạch" do lượng phóng xạ thải ra ít hơn, nhưng các bụi phóng xạ vẫn có thể đầu độc sinh vật sống, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, những quả bom nhiệt hạch hiện nay có thể sử hữu kích thước chỉ bằng đầu đạn tên lửa trong khi sức công phá vẫn vô cùng khủng khiếp.

Ông Edward Teller được coi là cha đẻ của loại bom hủy diệt trên. 

Nhà bác học Lewis Strauss, Chủ tịch Ủy ban Nguyên tử Mỹ, các nhà bác học có thể được xếp thành 3 loại - chuyên tâm vào khoa học, chú ý tới các ứng dụng của khoa học, quan tâm tới ảnh hưởng của khoa học trên phương diện chính trị. Nhưng ông Edward Teller là người hội tụ cả 3 loại kể trên bởi là cha đẻ của bom khinh khí.

Edward Teller (15/1/1908 - 10/9/2003) sinh ra trong một gia đình giàu có người Do Thái tại thành phố Budapest, Hungary. 

Ngoài năng khiếu về toán, Edward Teller còn thích âm nhạc, văn thơ, đánh cờ. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành hóa, Edward Teller đã tới Munich và Leipzig để theo học chuyên ngành hóa lý. Nhận bằng Tiến sĩ năm 1930 với đề tài khảo cứu về ion của phân tử hydrogen đã đặt nền móng cho lý thuyết về quỹ đạo phân tử.

Vì người Đức bạc đãi người Do Thái nên Edward Teller đã cùng vợ Augusta Harkanyi tới Anh, rồi làm giảng viên tại Trường Đại học George Washington, Mỹ. 

Trong thời gian giảng dạy tại Mỹ, Edward Teller đã khảo cứu về các phản ứng nhiệt lượng hạch tâm. Rồi cùng nhà vật lý George Gamow, Edward Teller thiết lập ra những tiền đề để nghiên cứu bom khinh khí sau này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại