Chính tên lửa SPYDER đã bắn hạ trực thăng Mi-17-V5?
Dựa trên kết quả một cuộc điều tra sơ bộ mới đây do Không quân Ấn Độ thực hiện, các điều tra viên đã phát hiện ra rằng một tên lửa phòng không của chính nước này đã được bắn đi trước thời điểm chiếc trực thăng Mi-17-V5 rơi vài phút ở Budgam hôm 27/2 vừa qua, khiến 6 binh sĩ và một công dân Ấn Độ thiệt mạng.
Sâu chuỗi các sự kiện xảy ra trước vụ tai nạn nhóm điều tra viên Ấn Độ đã đưa ra một kết luận động trời rằng, chiếc Mi-17-V5 của không quân nước này bị bắn hạ bởi chính hỏa lực "đồng minh".
Trực thăng Mi-17-V5 có thể đã bị nhận nhầm là UAV vũ trang của Pakistan, và nhiều khả năng chính nguyên nhân này đã khiến chiếc Mi-17-V5 bị phòng không Ấn Độ bắn hạ.
Xác chiếc trực thăng Mi-17-V5 của Không quân Ấn Độ bị bắn hạ hôm 27/02/2019.
Theo Economic Times, quả tên lửa gây nên tai nạn nghiêm trọng trên có nguồn gốc từ Israel thuộc một hệ thống phòng không mới được Quân đội Ấn Độ đưa vào trang bị cách đây không lâu. Và từ dữ kiện quan trọng này chúng ta có thể dễ dàng suy luận ra "hung thủ" bắn hạ chiếc Mi-17-V5 chính là hệ thống phòng không SPYDER.
Theo bản báo trên, chiếc trực thăng Mi-17-V5 của Không quân Ấn Độ cất cánh từ sân bay Srinagar lúc 10h00 sáng (theo giờ địa phương) trong một nhiệm vụ tuần tra theo thường lệ. Và chỉ 10 phút sau tức 10h10 nó đã được xác định đã rơi gần Budgam, đây cũng là thời điểm một quả tên lửa thuộc hệ thống phòng không Spyder được bắn đi.
Các nhân chứng ở hiện trường cũng cho biết, thời điểm chiếc Mi-17-V5 rơi xuống họ có thấy một vệt khói trắng dài ở đường chân trời, thứ mà chúng ta thường thấy sau các vụ phóng tên lửa.
Từ những khoảnh khắc cuối cùng của vụ tai nạn, các điều tra viên của Không quân Ấn Độ đang xác định xem ở thời điểm Mi-17-V5 rơi, hệ thống hệ thống nhận dạng "bạn – thù" IFF trên trực thăng cũng như trên hệ thống phòng không SPYDER có hoạt động hay không. Và nếu chúng hoạt động thì tại sao tên lửa SPYDER không nhận ra chiếc Mi-17-V5 là "bạn"?
Hệ thống phòng không SPYDER của Ấn Độ.
Hệ thống vũ khí chấp vá của Quân đội Ấn Độ
Dù chưa xác định rõ nguyên nhân khiến tên lửa Spyder nhắm bắn Mi-17-V5, nhưng thông qua sự kiện lần này chỉ ra rõ một nhược điểm lớn trong việc sử dụng cùng một lúc nhiều hệ vũ khí khác trong Quân đội Ấn Độ.
Khi mà ở thời điểm hiện tại Ấn Độ đang sử dụng đồng thời cả hai hệ thống vũ khí tiêu chuẩn của cả Nga và NATO, cũng như đồng bộ chúng với nhau một cách chấp vá thông qua các nhà thầu phụ thứ ba.
Điều này có thể thấy rõ qua các loại vũ khí Ấn Độ mua của Nga, khi hầu hết chúng đều phải trải qua quá trình nâng cấp hoặc trang bị bổ sung các thiết bị, khí tài theo tiêu chuẩn NATO. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến là tiêm kích Su-30MKI, xe tăng T-90S, trực thăng Mi-8/17, khu trục hạm, tàu ngầm tấn công...
Dẫu biết cách làm trên của Ấn Độ có thể tạo nên sự đồng bộ giữa các hệ vũ khí thế nhưng việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi quá trình đồng bộ không phải do các bên bán các loại vũ khí này thực hiện. Ở đây muốn nói, Ấn Độ mua vũ khí ở một nơi và nâng cấp chúng ở một nơi khác để có mức chi phí cạnh tranh nhất.
Trực thăng Mi-17-V5 của Không quân Ấn Độ.
Và câu hỏi được đặt ra ở đây là, với cách làm như hiện tại liệu kịch bản về một vụ tai nạn tương tự như Mi-17-V5 có lặp lại đối với Quân đội Ấn Độ trong tương lai gần.
Cũng cần nhắc lại rằng, cuộc đối đầu giữa các chiến đấu cơ Ấn Độ và Pakistan hôm 27/2 chỉ là xung đột ở mức độ có kiềm chế và nó chưa phải là một cuộc chiến toàn diện. Thế nhưng cách Quân đội Ấn Độ thể hiện "sức mạnh" lại khiến dư luận nước này ngán ngẩm.
Khi mà tiêm kích MiG-21 bị bắn hạ còn phi công thì bị Pakistan bắt sống, và càng đau đớn hơn khi Mi-17-V5 bị bắn rơi bởi chính tên lửa phòng không nước này.
Việc tên lửa phòng không Israel bị nghi bắn hạ trực thăng Mi-17-V5 cũng khiến người ta nhớ tới việc, bom dẫn đường thông minh Spice 2000 của Israel thất bại thảm hại ra sao trong đợt không kích một trại huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) nằm trên địa phận khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Theo hình ảnh vệ tinh được công bố, trong 3 quả bom SPICE-2000 Ấn Độ sử dụng tấn công trại của Jaish-e-Mohammad được ghi nhận, thì quả chính xác nhất vẫn cách mục tiêu khoảng 150m. Trong khi đó 2 quả còn lại lần lượt tấn công vào vị trí cách mục tiêu 185m và 200m.
Cũng cần nhắc lại rằng chiến đấu cơ mang theo bom SPICE-2000 hôm đó là Mirage 2000 – một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất của Pháp.