“Mồ hôi con người chứa vô số thông tin quan trọng về sinh lý”, giáo sư Ali Javey, thuộc Trường Đại học California tại Berkeley (Mỹ) cho biết.
Mới đây, các nhà khoa học của Trường Đại học California đã phát minh ra một vòng tay tích hợp có khả năng đo liên tục và chọn lọc nhiều chỉ số trong tuyến mồ hôi.
Sau đó, một ứng dụng trên điện thoại thông minh sẽ tổng hợp và phân tích các dữ liệu này. Dựa vào nồng độ các hóa chất khác nhau kết hợp với chỉ số nhiệt độ ngoài da, vòng tay có thể tiết lộ thông tin về sức khỏe của người sử dụng
Ví dụ, kiểm tra natri và kali có thể đánh giá tình trạng mất nước, trong khi đo lượng lactat có thể biết được mức độ đau mỏi cơ bắp.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải có thiết bị công nghệ cao như vậy mới chẩn đoán được bệnh từ những giọt mồ hôi. Ngay từ những dấu hiệu lâm sàng, chúng ta có thể tự chẩn đoán bệnh để có những chữa trị kịp thời cho bản thân.
Mang thai hoặc mãn kinh
Khi mang thai, những thay đổi về hóc-môn sẽ khiến tuyến mồ hôi làm việc nhiều hơn bình thường. 85% phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh trải qua tình trạng nóng bừng và đổ mồ hôi nhiều.
Căng thẳng
Mồ hôi thường tiết ra do thời tiết nóng, nhưng trong trường hợp đó, tuyến mồ hôi được sản xuất từ tuyến nội tiết và thường gây ướt toàn thân.
Còn trong một số trường hợp, ví dụ như bạn căng thẳng, mồ hôi được sản xuất từ tuyến nội tiết, và thường gây ướt ở nách. Loại mồ hôi này được tạo từ chất béo, chất đạm kết hợp với vi khuẩn trên da.
Say nắng
Thời tiết nóng khiến nhiều người đổ mồ hôi. Thế nhưng, trong trường hợp bị say nắng, bạn sẽ không đổ mồ hôi và bắt đầu thấy đau đầu, chóng mặt. Hãy nhanh chóng uống nước vì nếu không bạn có nguy cơ kiệt sức.
Sau đó, hãy tìm đến một nơi có mát mẻ, râm mát hơn hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ. Nếu không cảm thấy tốt hơn, hãy đến trạm y tế gần nhất để có sự can thiệp kịp thời.
Hạ đường huyết
Nếu cảm thấy cơ thể run rẩy kèm theo đó là biểu hiện đổ mồ hôi ở phía sau cổ, chỗ chân tóc thì bạn đang bị hạ đường huyết. Hãy bổ sung lượng đường cho máu bằng cách ăn một cái kẹo hoặc uống một cốc nước đường.
Nhưng nếu lượng đường trong máu tiếp tục giảm gây chóng mặt, run rẩy, buồn nôn, cần đến ngay trạm y tế gần nhất.
Tăng tiết mồ hôi
Dù đang ngồi trong phòng điều hòa mà cơ thể bạn vẫn không ngừng đổ mồ hôi, có thể bạn đã mắc căn bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh có thể do di truyền này sẽ được chữa trị bằng biện pháp tiêm botox hoặc phẫu thuật.
Ung thư hạch
Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là do nhiều bệnh như bệnh gút, cường giáp, Parkinson và thậm chí do một số loại thuốc. Đáng lo ngại hơn, nó có thể là triệu chứng của bệnh ung thư hạch, hoặc ung thư của các tế bào bạch huyết.
Mặc dù chưa có lời giải thích khoa học cho biểu hiện này nhưng các bạn cũng nên theo dõi tình trạng đổ mồ hôi của mình để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
* Theo Time và Prevention