Sự thật về quan niệm đi tiểu bị kiến bu là mắc bệnh tiểu đường

Lệ Nam |

Bệnh tiểu đường ở Việt Nam ngày càng tăng, có khoảng 4, 5 triệu người mắc, trong đó có 65 % không biết mình có bệnh bởi những quan điểm của họ là tiểu đường khi đi tiểu bị kiến bu.

Tiểu đường là đái ra đường

Bà Trần Thị Hải trú tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa cho biết bà không hề biết mình bị tiểu đường. Bà nghĩ rằng mình gày guộc thế này thì làm sao mắc tiểu đường được.

Chỉ đến khi cắt móng chân, không may bấm vào thịt. Mấy hôm sau vết xước ở chân sưng lên và loét ra, ăn sâu vào tận xương.

Bà đi khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ phát hiện đường máu cao và chấn đoán tiểu đường. Lúc ấy, bà phải cắt bỏ ngón chân cái vì biến chứng của tiểu đường. Bà Hải cho biết từ trước đến nay cứ nghĩa khi đi tiểu có đường mới là tiểu đường mà không đi khám trước.

Trường hợp của bà Nguyễn Thị Mẫn trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết từ trước đến nay bà thấy sức khỏe rất tốt. Gần đây, tự nhiên bà  thấy ăn lắm, uống nhiều hơn nhưng không tăng cân. Bà còn tưởng là mình ăn nhiều là tốt.

Một lần, bà về quê ở quê không có nhà vệ sinh tự hoại nên bà đi tiểu ra bãi cỏ. Một lát sau quay lại thấy chỗ mình đi tiểu bu đầy kiến. Bà nghĩ có khi bị tiểu đường.

Để thử chẩn đoán tiểu đường, bà tiểu ra cái bỉm để ra sân, một lát sau bỉm cũng bu đầy kiến. Lúc đó, bà mới đến bệnh viện kiểm tra. Lúc này, bác sĩ chẩn đoán bà bị tiểu đường tuyp 2.

Trường hợp của ông Vũ Văn Bình quê Bắc Giang đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng tương tự. Ông Bình cho biết mình khỏe mạnh, gia đình không ai bị tiểu đường. Gần đây ông thấy người mệt mỏi, hay nhức đầu.

Ông được con đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ xét nghiệm máu đã thốt lên ông bị tiểu đường. Bản thân ông không tin vì nước tiểu của mình không có kiến bu thì làm sao ông mắc tiểu đường được.

Hiểu sai có thể khiến bệnh nặng

Theo thạc sĩ Nguyễn Huy Cường – phòng khám Nội tiết số 1, ngõ 133, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội rất nhiều bệnh nhân có quan niệm như những bệnh nhân này. Quan niệm tiểu đường là trong nước tiểu có đường là sai lầm.


Bệnh nhân bị tiểu đường bị biến chứng ở chân (Ảnh: Lệ Nam)

Bệnh nhân bị tiểu đường bị biến chứng ở chân (Ảnh: Lệ Nam)

Rất nhiều bệnh nhân có quan điểm sai lầm về triệu chứng, chẩn đoán.  Đái tháo đường chỉ có ý nghĩa về lịch sử, không có ý nghĩa về chẩn đoán bệnh.

Thạc sĩ Cương cho biết đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate (chất đường), lipide (chất béo), proteine (chất đạm) do thiếu insuline có kèm hoặc không kèm kháng insuline với các mức độ khác nhau.

Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh

Hiện nay thuốc điều trị mới chỉ giảm triệu chứng và biến chứng của đái tháo đường. Người bệnh có thể phòng tránh đái tháo đường nếu có hiểu biết đầy đủ

Thạc sĩ Cường cho biết không chỉ hiểu sai về chẩn đoán, triệu chứng mà nhiều người còn hiểu sai về ăn uống. 

Nhiều người cho rằng bị đái tháo đường không được ăn nhiều lượng chất bột tuy nhiên bác sĩ Cường khẳng định  vẫn ăn được và lượng tinh bột sẽ được khống chế vừa phải cân bằng với yếu tố khác là được, không cần ăn kiêng hoàn toàn, không ăn nhiều quá.

Nhiều người đái tháo đường kiêng chất béo là sai vì chất béo rất cần cho người bị tiểu đương. Chất béo có tác dụng hòa tan vitamin A, D. Nếu không đủ vitamine cần thiết cho cơ thể sẽ không tốt. Vì thế người bị tiểu đường cũng không cần kiêng chất béo.

Quan điểm sai lầm lớn nhất với bệnh nhân tiểu đường trong điều trị, bác sĩ Cường cho biết đó là chậm tiêm insuline.

Người ta khi chẩn đoán tiểu đường chỉ uống thuốc vì coi insulin là giai đoạn cuối. Một thời gian lâu thuốc không có tác dụng, khi bị suy thận hay các biến chứng khác mới dùng insulin là không đúng.

Nếu bị tiểu đường được tiêm insulin sớm được kiểm soát đường huyết sẽ hạn chế biến chứng của bệnh.

“Nếu phải tiêm thì cần tiêm không nên kẽo kẹt uống thuốc Không phải kiêng chất có bột đường có thể ăn nhưng ăn có kiểm soát, tuân thủ điều trị của bác sĩ tiêm insulin để có thể kiểm soát đường huyết tốt nhất” – thạc sĩ Cương nhấn mạnh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại