Theo các nghiên cứu khoa học, uống rượu với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Nhưng nếu uống một lượng lớn mỗi ngày thì các cơ quan nội tạng sẽ bị tổn thương, phá vỡ trạng thái cân bằng của cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, khiến con người dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn ngoài môi trường.
Rượu bia có thể gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như: tim mạch, mất trí nhớ, huyết áp cao, ung thư… Và một căn bệnh khó nói mà nhiều người vẫn coi thường, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác, chính là bệnh trĩ.
Tại sao uống rượu lại gây ra trĩ?
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở những người thường xuyên uống rượu cao hơn gấp 5, 6 lần so với người không uống. Có rất nhiều lí do khiến rượu bia trở thành thủ phạm gây nên bệnh trĩ:
- Khi chúng ta uống rượu bia, dạ dày tăng tiết dịch vị để pha loãng sự cay nồng của rượu, đồng thời kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.
Nhưng nếu uống nhiều và thường xuyên, dịch dạ dày chỉ tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, làm giảm khả năng tiêu hóa, gây nên cảm giác biếng ăn, đầy hơi.
Hệ thống ruột, tuyến tụy bị tác động của rượu làm xơ hóa, việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn, dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón. Từ đó dễ dẫn đến bệnh trĩ.
- Theo Đông y, việc uống quá nhiều rượu sẽ làm cho nội tạng dễ bị tích nhiệt, lâu dần sẽ chuyển xuống hậu môn làm tăng nguy cơ trĩ ngoại.
- Chất cồn trong bia rượu vốn có đặc tính lợi tiểu nên khi uống nhiều rượu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gây ra tình trạng phân khô và táo bón, kéo dài sẽ gây ra bệnh trĩ.
- Uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp tạm thời, thậm chí mãn tính. Điều này dẫn đến việc tĩnh mạch trĩ trong trực tràng sưng lên và bệnh trĩ cũng từ đó mà phát tác.
- Việc thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn làm cho niêm mạc bị sung huyết, gây cản trở quá trình máu trở về tĩnh mạch nên dễ gây ra bệnh trĩ.
Hơn nữa, với những người uống nhiều và thường xuyên uống rượu, đa số ăn uống thất thường, khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, thường bị táo bón và tiêu chảy.
Làm sao để hạn chế và đối phó với bệnh trĩ do rượu gây ra?
Theo các chuyên gia: đàn ông dưới 65 tuổi uống 1 - 2 ly nhỏ mỗi ngày được xem là điều độ; trên 65 tuổi thì 1 ly là vừa phải. Đối với phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày.
Nếu bạn bắt buộc phải uống nhiều hơn thì nên uống một cốc nước trước và sau khi dùng rượu. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị mất nước làm phân cứng và táo bón. Đặc biệt trong thời gian điều trị bệnh trĩ thì bạn không nên uống rượu.
Để phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ, nhất là với những người hay sử dụng rượu bia, có thể áp dụng các cách như: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, hạn chế tối đa các chất kích thích.
Ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược như diếp cá, nghệ, đương quy…
Việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng tự nhiên giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không phải chịu những ca phẫu thuật đau đớn hay quá trình trị liệu phức tạp.
Thông tin chi tiết về cẩm nang phòng chống bệnh trĩ tại đây.
Thực phẩm chức năng (Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)
An Trĩ Vương chứa thành phần là các thảo dược thiên nhiên như cao diếp cá, đương qui, curcumine, rutin (từ hoa hòe)… Giúp:
- Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón: Giúp cải thiện tình trạng chảy máu, đau ngứa rát, sa búi trĩ hoặc cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt kẽ hậu môn…)
- Bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ nhằm dự phòng tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật hoặc phòng ngừa bệnh trĩ khi có nguy cơ cao như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp…
- An toàn cho người sử dụng, dùng được phụ nữ mang thai và cho con bú.