Mẹo nhỏ cực hay chấm dứt ngay sổ mũi: Bác sĩ nói gì?

Tiểu Nhã |

Theo chuyên gia tai mũi họng và đông y việc dùng tay day huyệt, thực hiện thao tác vật lý để điều trị sổ mũi không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt không nên dùng cho trẻ em.

Theo như chia sẻ, thời tiết giao mùa là lúc cơ thể mệt mỏi, sinh ra nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe đặc biệt là hiện tượng sổ mũi.

Theo như hướng dẫn thì chỉ cần sử dụng mẹo có thể chấm dứt ngay sổ mũi đó là dùng hai ngón tay trỏ và giữa đặt vào hai đầu chân mày miết ngược lên chân tóc, chú ý không được miết xuôi xuống. Thao tác này thực hiện trong vòng 40 lần.

Cách thứ hai đó là dùng ngón cái đặt vào huyệt ấn đường nằm giữa hai chân mày ấn mạnh và day trong vòng 3 phút sau đó bôi dầu nóng.

Tiếp tục dùng hai ngón trỏ đặt vào huyệt nghinh hương ở hai cánh mũi ấn mạnh và day trong vòng 3 phút. Sau đó dùng dầu nóng bôi vào hai huyệt này.

Mẹo nhỏ cực hay chấm dứt ngay sổ mũi

Theo TS, BS Phạm Việt Hoàng - Quyền lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Học Cổ truyền Việt Nam thì việc sử dụng các huyệt đạo để trị sổ mũi, ngạt mũi chỉ là những mẹo của dân gian.

Tuy nhiên, những cách này không thực sự hiệu quả nếu sổ mũi, ngạt mũi do vi khuẩn, do viêm nhiễm thì bắt buộc phải đến bác sĩ để được tư vấn cho dùng thuốc.

Bác sĩ Hoàng cho biết việc day ấn huyệt nghinh hương và ấn đường để tác động đến dây thần kinh số 3 và số 5 nó có thể có tác đọng tại chỗ hoặc cũng có thể có tác động toàn thân tuy nhiên tác dụng với trị sổ mũi, ngạt mũi hầu như không có.

Trong trường hợp do viêm tắc tĩnh mạch xoang hang chỉ day ấn huyệt cũng không có tác dụng mà nên đến bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn hợp lý và an toàn.

Bản thân TS Hoàng, ông tâm sự nhiều năm công tác trong lĩnh vực y học cổ truyền nhưng ông cũng không khuyến cáo người bệnh hay người nhà của bệnh nhân day bấm huyệt trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Tất các bệnh phải tìm ra nguyên nhân trước rồi mới điều trị được và điều trị bất cứ phương pháp nào cũng phải được bác sĩ theo dõi và tư vấn.

Đối với trẻ nhỏ, nếu day ấn huyệt để trị sổ mũi nhiều khi còn lợi bất cập hại vì cúng ta không biết động lực tác động vào cháu bé thế nào. Nhiều trẻ day huyệt khiến cháu khó chịu và đau nên các bé thường không đồng ý hợp tác với cha mẹ.

Theo đông y, huyệt ấn đường nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường chính trung (đi qua chính giữa mặt trước cơ thể), có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí.

Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8-0,9 cm).

Đây là huyệt có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi...

Mẹo trị sổ mũi bằng cách tác động vào hai huyệt nàycó tác dụng nhưng người bệnh không nên thực hiện khi thấy sổ mũi ngay.


Bấm huyệt để trị sổ mũi không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Bấm huyệt để trị sổ mũi không phải lúc nào cũng hiệu quả.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết các tác động vật lý, cơ học trong điều trị các bệnh viêm nhiễm thông thường ở mũi của người bệnh hầu như rất ít tác dụng.

Để trị dứt chứng sổ mũi, chảy nước mũi ở người lớn hay trẻ em đều phải tìm rõ nguyên nhân. Nguyên nhân do vi khuẩn sử dụng kháng sinh tùy liều, nguyên nhân do vi rút sử dụng thuốc kháng vi rút không phải bất cứ trường hợp nào cũng dây huyệt là xong.

Bản thân bác sĩ Dũng cũng gặp nhiều bệnh nhân cho biết họ từng day bấm huyệt thái dương, huyệt nghinh hương cho con vì học trên mạng với hi vọng không phải sử dụng kháng sinh nhưng tất cả đều thất bại.

Theo bác sĩ Dũng đối với bệnh nhi trong quá trình điều trị chảy nước mũi ở trẻ, cha mẹ cũng nên vệ sinh mũi họng cho trẻ thông qua hút mũi, súc miệng bằng nước muối.

Vào mùa Đông, chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh bị nhiễm lạnh, mặc ấm, ngủ ấm. Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài trời và khi phải tiếp xúc với người đang bị viêm họng, hắt hơi, chảy nước mũi...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại