Kinh hoàng thuốc giấm chin trái cây siêu tốc
Phóng sự "Kinh hoàng thuốc giấm chin trái cây siêu tốc" trong chương trình Chúng ta ăn gì? phát sóng trên kênh VTC16 đã vạch trần những thủ đoạn kích chín trái cây của tiểu thương và người nông dân nhằm thu lợi bất chính.
Phóng sự đã làm rõ những thủ đoạn dùng hóa chất để giấm chuối, giấm đu đủ xanh. Một tiểu thương buôn chuối ở Hà Nam cho biết, chỉ cần dùng vào giọt hóa chất pha với nước là có thể làm chín được 25kg chuối trong vòng 2 ngày.
Cũng theo người này, loại hóa chất này có thể mua dễ dàng với giá 1000 đồng/ống.
Theo điều tra của phóng viên, những loại hóa chất được sử dụng để kích chín thực phẩm này không có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo thông tư số 21 của Bộ Nông ngiệp & Phát triển nông thôn.
Đáng nói là những loại hóa chất này trên bao bì đều in tiếng Việt, đây là bằng chứng cho thấy chúng được sản xuất để tiêu thụ ở thị trường Việt Nam là chính.
Ông Nguyễn Duy Hồng – Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết: Loại hóa chất có tên hoạt chất là ethephon chưa được đăng ký ở Việt Nam, nếu có tình nhập khẩu hoặc sản xuất mà không đăng ký là vi phạm.
Ông Hồng cũng đề nghị người dân không sử dụng hóa chất này.
Ngoài chuối và đu đủ thì mít và sầu riêng là 2 loại trái cây có khả năng giấm thuốc cao.
Theo tìm hiểu của PV, thị trường thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại hoạt chất để giấm chín trái cây hầu như xuất xứ từ Trung Quốc có thể là dạng tuýt nước hoặc tốn 2 triệu đồng với 1 kí bột để giấm chín gần 20 tấn trái cây.
Trái sầu riêng phải được thu hoạch khi trái được 3 tháng tuổi kể từ ngày dụng hoa nhưng hiện nay loại trái cây này thường được thu mua trước cả tháng và được giấm chín ngay từ 1 đến 3 ngày nhờ vào sử dụng hóa chất.
Theo thương lái tiết lộ, có 2 loại hóa chất để nhúng sầu riêng, 1 loại để nhúng tạo cơm vàng cho sầu riêng, loại này của Trung Quốc, chủ yếu dùng cho quả non.
Loại khác là phân bón lá được sản xuất ở Việt Nam, thường được người dân tiêm thẳng vào mít hoặc sầu riêng để thúc cho trái cây chín nhanh và chín đồng loạt.
Thương lái tiết lộ: Mít thu hoạch chưa đủ tuổi thì phun qua 1 lớp thuốc cho trái chín, có thể phun hoặc tiêm. Bản thân họ biết rằng sử dụng hóa chất này độc hại nên nếu nhà dùng thì không dùng thuốc kích chín mà chỉ dùng cho trái cây đem bán.
Loại hóa chất này có tên là "Phân bón lá cao cấp HPC-97 HXN” với thể tích thực 500mml do Công Ty TNHH Sinh học HPH tại TP.HCM sản xuất.
Trong thành phần hóa chất này có chứa hoóc môn sinh trưởng etilen 0,5% từ chất điều tiết sinh trưởng ethephon 1 chất kích thích sự sinh trưởng và nhanh chín ở trái cây.
Thay vì sử dụng như phân bón chỉ nên phun trái khi còn trên cây thì 1 số người lại dùng pha với nước để nhúng trái sầu riêng vào hay để nguyên trích thẳng thuốc vào cuống mít.
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Đồng Nai cho biết, việc sử dụng phân bón lá để ngâm hoặc tiêm chích vào trái cây là hoàn toàn sai.
Những loại trái cây như sầu riêng sau khi được xử lý hóa chất thường được đưa sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nếu phía Trung Quốc phát hiện lỗi hoặc gặp thời điểm cung vượt quá cầu thì chúng lại được tuồn lại các tỉnh miền Bắc nước ta.
Chuyên gia TS. Nguyễn Văn Khải cho biết, những loại trái cây đã ngấm etilen sẽ bị biến đổi hương bị. Etiilen không có lợi gì cho cơ thể đồng thời khi tác dụng với thuốc trừ sâu có trên hoa quả sẽ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia các thuốc giúp trái cây nhanh chín được sử dụng ở Việt Nam đều có thành phần chính là Etherel . Hiện các nhà khoa học chỉ nghiên cứu được độc tính tức những độc tính ở bên ngoài như kích ứng da,ăn mòn, sưng tấy.
Còn việc có tác động mãn tính trên cơ thể con người thì chưa có nghiên cứu cụ thể. Vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo cần thận trọng khi sử dụng loại hóa chất này.
Theo VTV16